Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Tự tin thuyết trình

Mỗi người có một kinh nghiệm tự tin chống lại sự hồi hộp và lo âu trước một sự kiện trọng đại. Một số kinh nghiệm sưu tầm từ các bậc tiền bối có thể phù hợp cho bạn để giúp bản thân trở nên tự tin hơn?
1. Tiên quyết của mỗi buổi thuyết trình dù bất cứ giá nào bạn cũng phải đạt được:
1.1 Sự chuẩn bị chu đáo - Nội dung bài thuyết trình - cho từng slide và ý tưởng rõ nét tổng thể toàn bài
                                      - Các phương án dự phòng
                                      - Danh sách các câu hỏi và trả lời cho từng slide
                                      - Trang phục phù hợp
                                      - Các đạo cụ hỗ trợ nếu cần (máy chiếu, loa, mic, người hỗ trợ,...)
                                      - ...
1.2 Sự tập dượt - Cải tiến tối ưu
                                      - Tập một mình với nội dung trình bày và tính thời gian
                                      - Tập nói trước người đã có kinh nghiệm tốt và nhờ họ góp ý
                                      - Tập nói trước khán giả (có thể là một nhóm nhỏ bạn bè - hoặc tương tự) để trải nghiệm cảm giác không khí đám đông và dự phòng các trường hợp
                                      - Luyện tập, luyện tập, luyện tập, ...
1.3 Kỹ năng thuyết trình và giao tiếp với khán giả
      Dù bạn ở bất cứ trình độ thuyêt trình nào từ trình độ âm cho đến trình độ cao, hãy luôn nhớ, việc bạn giao tiếp với khán giả nhằm một mục đích cuối cùng là: Đưa thông tin tới người nghe một  cách tốt nhất. 
      Và bạn hãy luôn biết rằng bao giờ cũng có thể có người nghe: nghe và ủng hộ/ nghe và không ủng hộ/ không nghe và ủng hộ/ không nghe và không ủng hộ thậm chí đôi khi còn tệ hơn thế. :) Vì vậy luôn sẵn sàng kỹ năng cho mọi tình huống.
2. Thứ hai, thuyết trình tự tin cần kỹ năng
2.1 Kỹ năng giao tiếp
Như một người bạn giao tiếp, hãy để người nghe thấy rằng bạn sẵn lòng trao đổi: bao gồm chia sẻ và lắng nghe và tất nhiên, hãy lựa chọn trang phục, cách nói, ... phù hợp với khán giả
                                       - Trang phục phù hợp (gọn gàng, lịch sự, thân thiện, ấn tượng, ... tùy bạn chọn tham khảo nếu cần)      
                                       - Tương tự, giọng nói và dáng điệu phù hợp (thân thiện, rõ ràng, ấn tượng, điểm nhấn, gây chú ý, ...)      
                                       - Lắng nghe khán giả (lắng nghe phản hồi của khán giả để điều chỉnh thuyết trình: về giọng nói, về nội dung, về cách gây chú ý,...)
                                       - Thuyết phục khán giả (cho khán giả thấy sự tự tin và thuyết phục trong bài nói của bạn: số liệu, chứng mình, lập luận, sự truyền tự tin,...)
                                       -...
3.  Một vài gợi ý cho một bài báo cáo khoa học nếu bạn chưa đủ tự tin
    Sau tất cả công tác chuẩn bị đầy đủ, bạn chỉ còn lên thôi mà vẫn run thì hãy thử:
                                       - Nghĩ rằng bạn chỉ là một trong số  vô vàn người và chẳng có ai bị làm sao nếu bạn mắc lỗi
                                       - Bạn làm là để làm tốt hơn và có kinh nghiệm học hỏi vì thế cám ơn vì những lần mắc lỗi giúp ta lớn lên
                                      - Hãy dự rằng bạn phải đối mặt  với tình huống xấu nhất và bạn xử lý chúng thật tốt                                                
                                      - ...


Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Sử dụng năng lượng sống tối ưu _ Save power

Note hôm nay: Tiết kiệm năng lượng
Cuộc sống của các bạn trẻ luôn mong muốn mình năng động nhưng liệu đó có phải là tối ưu?
Tôi chưa biết như thế nào là khoa học và tối ưu. Nhưng nếu nhìn nhận cơ thể con người và năng lượng tổng thể như một bộ máy thì bạn nên năng hoạt động khi đầy đủ năng lượng hoặc dư thừa.
Còn những trường hợp cần tiết kiệm năng lượng cho công việc cần, nó như sử dụng laptop của bạn vậy, nếu không cần thiết, hãy giảm độ sáng màn hình, chỉ thực hiện những công việc thật cần thiết, tắt bớt những ứng dựng tiêu tốn năng lương.
Áp dụng cuộc sống hàng ngày, rất nhiều hành động của tôi mang một sự vận động có thể là dư thừa tiêu hao năng lượng ví dụ, khi ngồi làm việc hay học, hãy chọn cho mình một tư thế thoải mái nhất và cố gắng thả lỏng giữ nó để tập trung cao nhất từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, đừng tốn năng lượng quay ngang quay dọc.
Hãy tiết kiệm năng lượng giống như bạn đánh văn bản, chỉ đánh chữ cần thiết, nhanh mà chính xác, đừng đánh sai quá nhiều để lại tốn công đi xóa. Khi ngồi làm việc, hãy biết thư giãn sau khi làm việc hơn một giờ, giống như bạn lưu văn bản lại khi làm việc như một thói quen.
Thứ hai, bạn có thể không để ý nhưng thực sự là não của bạn bị chi phối bởi quá nhiều thứ tốn năng lượng. Hãy xem một chiếc máy tính có những chương trình nào chạy trong Task manager, nếu bạn chạy đúng những chương trình cần dùng há chẳng phải tốt hơn để một loạt những ứng dụng chạy nền, công cụ ẩn không cần thiết lảm rườm rà tốn tài nguyên máy? Hãy học tập những người xung quanh,  dọn dẹp những suy nghĩ của bạn cho sạch sẽ và thống nhất hướng đến mục tiêu.
Thứ ba, thứ tiêu tốn năng lượng chính là những thứ bạn đang cố tìm kiếm bên ngoài, giống như cái bạn đang đọc và đang nghĩ lúc này, hao phí quá! Tôi đưa cho bạn ý tưởng, hãy lắng nghe nó trong bản thân và vận dụng nó chứ đừng mải mê thu thập thông tin thêm làm chi, ai biết trong đống rác hỗn độn đó có bao nhiêu phần trăm bạn tìm được tài nguyên, hay chỉ là một mớ hỗn độn thêm?

Tip cho bạn:
Kiểm soát mỗi hành động, thao tác.
Lắng nghe bản thân, cơ thể cũng như tâm hồn, để biết khi nào là thư giãn.
Dọn dẹp suy nghĩ, tâm hồn cũng như rửa mặt đánh răng hàng ngày, nếu không làm bạn sẽ sớm bệnh.

Giờ thì một chút âm nhạc giúp tập trung, thế còn bạn thì sao, có thứ gì giúp bạn tập trung tốt hơn?