Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Sinh viên chọn laptop

Lại một lần nữa review chọn laptop phù hợp cho thời điểm hiện tại năm 2015, thời điểm mà giới công nghệ vẫn đang liên tục chuyển mình không ngừng tăng lên dung lượng lưu trữ, tốc độ xử lý, hiệu năng sử dụng. Tương lai của công nghệ là gì? Liệu có một sản phẩm cách mạng nào như Steven Job làm thay đổi nền công nghệ di động bằng iPhone? Hãy cùng mong chờ. Còn bây giờ hãy  tranh thủ hấp thụ thông tin, mục đích lần này là chọn một chiếc laptop cấu hình bình thường (không phải đồ họa hay game) cho sinh viên đáp ứng yêu cầu: rẻ, bền, đẹp, tốt. Để có thể chọn được một sản phẩm ưng phù hợp bạn nên có một nền thông tin cơ bản và trải nghiệm máy tính trước đó để có lựa chọn của mình.
Tiêu chí lần này được mình đặt theo thứ tự:
Bền: một máy tính bền đành dựa trên thương hiệu: cao cấp như Mac, Sony vaio và phổ thông như Dell, Hp.
Tốt: của bền tại người do đó nó phụ thuộc vào cách dùng, việc chọn máy là chọn cấu hình phù hợp do đó xác định mục đích nếu bạn chỉ dùng văn phòng, xem video, thỉnh thoảng nghịch một tí Photoshop, AI, Lighting room ở phần mềm portable thì ok đọc tiếp, còn bạn là dân đồ họa, dân chuyên photoshop thì cũng có thể tham khảo để chọn: ở đây mình đặt chọn chip CPU (giờ RAM và dung lượng ổ cứng đã dần không quan trọng, dễ dàng để chọn được RAM lớn hơn 2G và HDD 500G, không thì ổ cứng ngoài).
Bền: thôi thì tạm lấy tiêu chí là độ bền máy và độ bền pin. Cũng có thể xếp vào tốt ở trên.
Rẻ: Tiền bỏ ra trong trường hợp này nếu là máy chuyên nghiệp (Corei5, card đồ họa, RAM >4G tốt nhất bạn nên bỏ ra hơn 15tr cho một dòng máy tốt) còn máy phổ thông tùy bạn chọn dao động từ 7 đến 15 triệu là ok. (Tất nhiên từ 5-7tr bạn vẫn có lựa chọn của mình)

Giờ thì vào các bài tham khảo mình tìm được để có thêm hiểu biết, thông tin và rồi lựa chọn cho phù hợp nhé:
Về thương hiệu, bài viết này nổi bật và thu hút, tất nhiên nó đáng giá dựa trên phân khúc thị trường người dùng phổ thông. Nguồn bài viết:Thương hiệu laptop tốt nhất hiện nay (2015)

Câu hỏi đặt ra là nên mua laptop nào? Câu hỏi này có rất nhiều câu trả lời có thể đưa ra. Nhưng điều đầu tiên người dùng sẽ nghĩ tới chính là thương hiệu. Liệu thương hiệu laptop nào đáng để người dùng bỏ tiền ra mua? Để đánh giá thương hiệu laptop tốt nhất và tồi nhất của năm, trang laptopmag đã có những đánh giá về chất lượng, hỗ trợ kĩ thuật, giá trị, lựa chọn và các tiêu chuẩn khác.
Bảng xếp hạng các thương hiệu laptop năm nay
Bảng xếp hạng các thương hiệu laptop năm nay cũng khá thú vị khi HP và Dell đã leo cao hơn so với các năm trước, còn Lenovo lại tụt dốc xuống vị trí thứ 6. Việc Lenovo bị đánh tụt xuống vị trí thứ 6 là vì hỗ trợ công nghệ mờ nhạt và sự cố tải phần mềm độc hại lên một số laptop tiêu dùng của hãng. Dưới đây là những đánh giá về các thương hiệu laptop hàng đầu hiện nay.
Chi tiết điểm số được đánh giá theo từng hạng mục.
Chi tiết điểm số được đánh giá theo từng hạng mục.
Vị trí số 1: Apple
Vua” của thương hiệu laptop trong vòng 6 năm qua không thể tranh cãi đã thuộc về Apple. Họ đã tạo dựng và khẳng định được vị trí số 1 trong lòng người tiêu dùng trên khắp thế giới bởi sự “đẳng cấp” trong thiết kế cũng như chất lượng sản phẩm. Công ty Cupertino này đã chiến thắng 5/9 hạng mục, gồm điểm số hoàn hảo về đánh giá laptop của họ. Điểm số về hỗ trợ công nghệ cũng được khá cao. Không chỉ vậy, bàn phím, bàn di chuột, chất lượng âm thanh và phần mềm được tải sẵn trên laptop của Apple cũng không thể bị đánh bại. Do đó, nếu bạn có rủng rỉnh về tài chính thì laptop Apple là lựa chọn đáng giá để bạn sở hữu.
Vị trí số 2: Dell
Nếu như năm ngoái, thương hiệu Dell được đánh giá xếp vị trí thứ 5 thì năm nay thương hiệu này đã bất ngờ nhảy lên vị trí số 2. Sự trỗi dậy của thương hiệu này trong năm qua quả thật khá ấn tượng và đáng để xem xét. Công ty đã đạt vị trí số 1 về hạng mục của sự đổi mới, giá trị và lựa chọn cũng như về âm thanh. Những đánh giá của chuyên gia và hỗ trợ kĩ thuật của thương hiệu này cũng rất ấn tượng. Tất cả điều này đã giúp cho laptop mang thương hiệu Dell có bước tiến vượt bậc từ vị trí thứ 5 lên vị trí chỉ đứng sau Apple.
Vị trí số 3: HP
Vị trí số 3 thuộc về HP không phải quá bất ngờ vì 3-4 năm trước họ cũng đã nắm giữ vị trí này trong lòng người tiêu dùng trên thế giới. Nhiều người tiêu dùng vẫn yêu thích thiết kế của laptop HP và quan tâm trả tiền cho chất lượng âm thanh. Đối với những người mua laptop, các khách hàng của HP có rất nhiều lựa chọn về giá cả, kiểu cách và cấu hình để lựa chọn và một khi bạn lựa chọn laptop thương hiệu này thì có thể tin tưởng vào chất lượng hỗ trợ kĩ thuật của hãng.
Vị trí số 4: MSI
MSI đã không xuất hiện trong phần đánh giá thương hiệu laptop tốt nhất và tồi nhất nhưng chuyên gia laptop chơi game đã thực sự chú ý tới thương hiệu này vào phút chót. Sản phẩm có các laptop chơi game ấn tượng, chẳng hạn như MSI Titan là một trong những laptop chơi game tuyệt vời nhất. Sản phẩm được đánh giá cao ở bàn phím cơ học và khả năng nâng cấp cũng được đánh giá là cỗ máy chơi game có kiểu dáng đẹp. Ngoài ra, laptop MSI cũng được đánh giá cao về màn hình tuyệt vời dành cho doanh nghiệp. Thương hiệu này cũng ghi điểm về chất lượng âm thanh và nếu bạn đang tìm kiếm một laptop chơi game thì thương hiệu này đáng để bạn xem xét lựa chọn.
Vị trí số 5: Samsung
Samsung vẫn giữ vị trí thứ 5 nhưng đây không phải là thương hiệu laptop bạn nên bỏ qua. Nói chung, máy tính xách tay của Samsung được tạo dựng với chất lượng chế tạo nhưng không phải mọi thiết bị đều được thế. Chủ yếu đây là thương hiệu để xem xét nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc ultrabook cao cấp hoặc Chromebook giá phải chăng. Thương hiệu này được đánh giá cao về hỗ trợ kĩ thuật, thiết kế nhưng sự đổi mới không nhiều.
Vị trí số 6: Lenovo
Lenovo đã và đang trải qua một giai đoạn khó khăn. Một số laptop tiêu dùng của thương hiệu này đã cài đặt sẵn phần mềm quảng cáo Superfish, được cho là tự động thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng. Mặc dù công ty đã công khai xin lỗi và làm mọi cách để gỡ bỏ phần mềm này nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất khiến thương hiệu này bị đánh tụt thảm hại.
Trong cuộc khảo sát bí mật của laptopmag, hỗ trợ công nghệ cao của Lenovo chỉ đạt ở mức trung bình. Hơn nữa, tỉ lệ đánh giá đối với các laptop của Lenovo cũng không còn được mạnh mẽ như các năm trước và chất lượng bàn phím và bàn di chuột cũng khá hỗn tạp. Tất cả những điều đó làm cho thương hiệu laptop của Lenovo bị tuột dốc mạnh từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 6.
Cho dù vậy, thương hiệu này vẫn cung cấp một sự kết hợp tốt giữa giá trị và lựa chọn, và các laptop chất lượng cao cho doanh nghiệp nhưng điều đó không đủ để kéo thương hiệu này đi lên trong bảng xếp hạng của trang Laptopmag.
Vị trí số 7: Asus
Hỗ trợ công nghệ nghèo nàn dẫn đến sự sụt giảm mạnh về vị trí xếp hạng thương hiệu laptop của Asus trong năm nay. Thương hiệu này đã sụt mạnh từ vị trí thứ 3 xuống thứ 7. Về điểm cộng cho thương hiệu này, Asus khá sáng tạo và được yêu thích về tính thẩm mĩ của thiết kế tổng thể. Đây cũng là một trong những thương hiệu ultrabook được yêu thích với các sản phẩm ZenBook UX305, và Transformer Book T200. Nếu hỗ trợ kĩ thuật được cải thiện thì thương hiệu này có lẽ sẽ tăng hạng trong lần xếp hạng tới.
Vị trí số 8: Toshiba
Liên tục trượt giảm, laptop Toshiba thực sự đã không gây được ấn tượng mạnh trong các năm qua. Các laptop của Toshiba đã nhận được những đánh giá tồi tệ nhất trong số các thương hiệu ở đây và họ không có nhiều người hâm mộ về thiết kế, bàn phím hoặc màn hình. Tuy nhiên, Toshiba cung cấp đa dạng laptop với nhiều mức giá khác nhau và đây cũng là thương hiệu Chromebook được người tiêu dùng yêu thích.
Vị trí thứ 9: Acer
Sony không còn chế tạo laptop và đứng cuối danh sách này là thương hiệu Acer. Liên tục giữ vị trí số 8 trong nhiều năm nhưng năm nay Acer đã giảm một bậc. Công ty không có những đánh giá tốt hoặc hỗ trợ kĩ thuật và thiết kế ở mức bình thường. Nhưng thương hiệu này có một số điểm nổi bật như về giá trị lựa chọn, hay một đội hình Chromebook hùng hậu.


Về thời lượng pin: Khó để so sánh vì bạn không thể mang một máy có pin 6 cell ra so sánh với 3 cell, máy 15,6inch so với máy 13inch (tiêu thụ điện năng). Dẫu vậy dù có thế nào cũng nên học cách sử dụng pin đúng cách để ít nhất nó cũng có khả năng bảo vệ máy tính về lâu dài khi mất điện. Còn bạn hoàn toàn nên chọn một laptop có thời lượng ít nhất 5-6h dùng ứng dụng văn phòng phù hợp với thời gian bằng một buổi học hay một buổi họp còn sau đó bạn có thời gian nghỉ để sạc. Rất may hiện nay hầu hết các máy đều đã đáp ứng điều này, còn nếu bạn sử dụng một máy cấu hình cao, màn hình rộng, hay cảm ứng, thường xuyên dùng wifi thì nên cân nhắc nhu cầu sử dụng pin của mình để lựa chọn máy.
Một số laptop có thời lượng pin ''top'' tại thời điểm hiện tại. 
http://www.pcmag.com/article2/0,2817,2400588,00.asp
nguồn:http://www.pcmag.com

Về giá: hiện nay tùy thuộc vào máy và hệ điều hành mà các dòng máy giá rẻ ngày càng trở nên tốt và đẹp hơn, đây là một tín hiệu tốt, nhưng bên cạnh đó việc không tương thích giữa các phần mềm cũng như độ đa dạng về ứng dụng tương thích với một hệ điều hành như Google Chrome hay Ubuntu lại là vấn đề. Vì vậy nếu bạn chỉ duyệt web và muốn trải nghiệm Google Chrome thì đó là lựa chọn kinh tế tốt nhất. Còn sinh viên hay doanh nghiệp thì MacOS hay Window vẫn là hệ điều hành nên lựa chọn cho máy.
http://www.pcmag.com/article2/0,2817,2371334,00.asp
nguồn:http://www.pcmag.com
 Bạn có thể tham khảo
http://www.pcmag.com/article2/0,2817,2389390,00.asp
nguồn:http://www.pcmag.com

 Đến đây tôi mong bạn đã có đủ thông tin để chọn cho mình một máy tính phù hợp. Chúc bạn hài lòng với lựa chọn của mình.


 Nếu bạn có thời gian và hứng thú thì đọc tiếp không thì nên vào một trang máy tính hoặc cửa hàng chọn máy đi!
Phần này tôi muốn tìm hiểu về nhu cầu chọn máy cho phù hợp với sử dụng do vậy tôi khuyến khích các bạn đọc thêm về chip các thế hệ để biết giữa các thế hệ chip cũng có sự khác nhau vừa để hiểu bản chất vừa để tối ưu hóa cách dùng máy tính của mình tốt nhất.

Bài viết : Có nên nâng cấp từ Haswell lên Broadwell 
nguồn pcworld

Đầu tiên, cần biết rằng Intel cũng chia các CPU Broadwell ra thành nhiều dòng Core giống như thế hệ Haswell: Core i3, Core i5, Core i7 (không tính tới dòng Pentium hay Celeron ở đây) tùy thuộc giá thành, hiệu năng và tính năng của chúng. Tất cả CPU Broadwell đều hỗ trợ tính năng siêu phân luồng, cho phép chúng xử lý 4 luồng dữ liệu cùng lúc, nhưng chỉ những CPU đắt tiền hơn như Core i5 và i7 mới được tích hợp công nghệ Turbo. Dòng Core i7 cao cấp còn có bộ nhớ đệm L3 cao hơn nhưng nó lại không gia tăng hiệu suất sử dụng.

Nếu so sánh trực diện giữa các dòng Broadwell và Haswell sẽ thấy trong cùng một dòng, tốc độ xử lý chuẩn của Broadwell cao hơn Haswell. Ví dụ, chip Core i7-5600U Broawell có tốc độ xử lý chuẩn là 2,6 GHz trong khi Core i7-4600U Haswell có tốc độ thấp hơn, 2,1 GHz. Điều này là do thế hệ CPU Broadwell được sản xuất theo công nghệ 14 nm nên tiêu thụ điện năng ít hơn so với Haswell dùng công nghệ 22 nm. Do đó, cùng một mức tiêu thụ điện như nhau có thể sản xuất CPU Broadwell có tốc độ cao hơn, hoặc ngược lại, cùng một tốc độ xử lý thì chip Broadwell tiêu thụ điện ít hơn.
So sánh hiệu năng CPU
Nếu so hiệu năng trên mỗi MHz thì Broadwell cao hơn Haswell 5%. Tuy vậy, câu hỏi đặt ra là tốc độ tối đa hai dòng CPU đạt được khi ép xung là bao nhiêu? Và tốc độ cao nhất mà chúng đạt được trong khi vẫn duy trì mức tiêu thụ dưới 15W?
Câu hỏi thứ nhất nhằm làm sáng tỏ khả năng của CPU khi cần nó hoạt động hết công suất trong một thời gian ngắn. Trong khi đó, kết quả cho câu trả lời thứ hai sẽ cho biết tốc độ xử lý cao nhất mà CPU đạt được trong điều kiện sử dụng bình thường, lâu dài.
Ví dụ khi dùng công cụ Cinebench để so sánh, chúng ta thấy tùy thuộc vào chất lượng chip, các laptop dùng vi xử lý Haswell phải giảm tốc độ xuống còn khoảng 2,6 GHz khi kết thúc bài kiểm tra, trong khi vi xử lý Broadwell vẫn có thể tiếp tục hoạt động ở mức 2,6 GHz trong cùng điều kiện. Tuy vậy, mức tiêu thụ điện không ảnh hưởng đến các bài benchmark đơn luồng, vì mọi mẫu máy đều giữ mức tiêu thụ dưới 15 W trong bài benchmark này.
Kết quả là trong các bài benchmark kéo dài, đòi hỏi hoạt động của cả hai lõi, những mẫu máy tính sử dụng chip Broadwell tốc độ cao đều cho kết quả tốt. Điều này không chỉ đúng khi benchmark bằng Cinebench mà còn đúng với bài kiểm tra benchmark x264 (công cụ x264 HD Benchmark).
Kết quả benchmark bằng 3DMark 11
Tổng thể, chiếc máy cao cấp dùng chip i7-5600U chỉ cao hơn chiếc máy dùng chip i7-4600U chưa tới 13%. i7-5200U cũng cao hơn i5-4200U với mức tương tự, trong khi i5-5300U vượt i5-4300U khoảng 9%. Ngược lại, hiệu năng của các chip khi xử lý đơn luồng không khác biệt nhiều.
Qua bài benchmark, có thể thấy Core i3-5005U là “ngôi sao thầm lặng” khi nó có xung nhịp cao hơn chip cũ Core i3-4005U đến 300 MHz, qua đó tạo mức hiệu năng cao hơn trên 20%.
Kết luận: Nếu xét về tốc độ, dòng Core i3 của thế hệ Broadwell rất đáng mua khi tốc độ xử lý của nó so với dòng Haswell là cao nhất. Nếu xét về giá so với hiệu quả mang lại, Core i5-5200U hợp lý nhất.
So sánh hiệu năng GPU
Giống như dòng vi xử lý ULV Haswell, dòng ULV Broadwell cũng cung cấp ba tùy chọn xử lý đồ họa: cấp thấp dành cho dòng Celeron và Pentium (GT1, 12 EUs), cấp trung dành cho dòng Core (GT2, 24 EUs) và cao cấp dành cho một số mẫu máy chạy i5, i7 (GT3, 48 EUs). Trong bài này, chỉ các mẫu cấp trung GT2 được đem ra đánh giá. Cụ thể sản phẩm trong bài là mẫu laptop có sử dụng GPU HD Graphic 5500, nhiều hơn GPU cũ HD Graphics 4400 (20 EUs) 20% số lượng nhân đồ họa. Thêm vào đó, Intel đã thay đổi rất nhiều trong kiến trúc GPU và có giảm tốc độ xung nhịp, điều này về lý thuyết có thể gây chút khó khăn khi đánh giá.
Ngoài ra, khi đánh giá card đồ họa tích hợp, những thứ có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả là: hiệu năng của bộ vi xử lý, bộ nhớ đệm L3, RAM, điều tiết xung nhịp (throttling). Vì vậy, bài viết này cố gắng đánh giá càng nhiều thiết bị càng tốt nhằm đưa ra nhiều kết quả benchmark để tìm ra kết quả hợp lý nhất.
Kết quả benchmark bằng Cinebench R11.5
Trong bài đánh giá benchmark, với cùng một cách thiết lập RAM, card đồ họa HD Graphics 5500 nhanh hơn HD Graphics 4400 chưa tới 20%. Do vậy, nếu HD 5500 với chỉ một thanh RAM sẽ không thể đạt được hiệu suất tương đương HD 4400 với hai thanh RAM kết nối kênh đôi, vì sự thiết lập RAM kênh đôi có thể gia tăng hiệu suất GPU hơn so với RAM kênh đơn khoảng 20-25%.
Kết luận: Cách thiết lập RAM, chứ không phải CPU mới hay cũ, sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng của GPU. Một bộ RAM tốt được kết nối kênh đôi sẽ tạo ra hiệu quả GPU cao nhất.
So sánh các yếu tố khác
Intel thường nâng cấp các CPU máy tính của mình theo từng pha Tick-Tock. Những CPU ở pha Tick sẽ giữ nguyên kiến trúc nhưng các bán dẫn trên CPU sẽ nhỏ xuống, đến pha Tock, các CPU giữ nguyên công nghệ sản xuất bán dẫn nhưng thay đổi kiến trúc vi xử lý. Thế hệ Haswell thuộc pha Tock, tức giữ nguyên công nghệ bán dẫn 22 nm như dòng CPU trước đó là Ivy Bridge. Tiếp theo, thế hệ Broadwell hiện nay thuộc pha Tick, tức giữ nguyên kiến trúc như Haswell nhưng các bán dẫn được thu nhỏ xuống 14 nm. Broadwell, vì ở pha Tick, nên được cho là không có nhiều cải tiến so với thế hệ trước. Do đó, khó có thể chờ đợi nhiều đột phá ở thế hệ CPU mới này.
Tính năng mới thú vị nhất là khả năng tương thích của GPU với DirectX 11.2, gia tăng khả năng tương thích với màn hình 4K (3840x2160 pixel @ 60 Hz) và chơi video H.265. Tuy vậy, những tính năng được chờ đợi như chuẩn nén HEVC, cổng HDMI 2.0 hay RAM DDR4 có thể phải chờ đến thế hệ CPU tiếp theo là Skylake may ra mới có. Theo những tin đồn mới nhất, thế hệ CPU Skylake sẽ ra mắt giữa năm nay với những nâng cấp về CPU và GPU. Do đó, nhiều mẫu máy chạy Broadwell xem như có tuổi thọ chỉ khoảng 6 tháng.
Tuy vậy, từ nay đến thời điểm ra mắt Skylake vẫn còn một thời gian dài và nhiều người mua muốn máy tính mới hiện vẫn lưỡng lự giữa Haswell hay Broadwell. Rất khó để đưa ra giải pháp hữu hiệu trong trường hợp này. Đặc biệt là khi những máy chạy Core i5 đời cũ dường như tốt hơn Core i3 Broadwell vì hiệu năng của chúng tốt hơn. Tuy nhiên, những chiếc laptop chạy Broadwell Core i5 lại có hiệu năng vượt qua laptop Core i7 cũ. Thêm vào đó, thế hệ CPU Broadwell mới lại có mức tiêu hao năng lượng ít hơn, đồng nghĩa với việc những chiếc laptop thế này có thời lượng sử dụng lâu hơn. Do đó, tùy nhu cầu và khả năng tài chính mà người dùng đưa ra chọn lựa cho riêng mình, dựa trên những phân tích ở trên.

Bài viết:  Tìm hiểu vi xử lý máy tính - CPU Intel
nguồn thegioididong
Mỗi máy tính đều cần một bộ xử lý trung tâm để hoạt động, xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện mà người dùng yêu cầu sau đó xuất ra những thông tin mà người dùng mong muốn, bộ phận đó thường được biết đến với tên gọi là CPU.
CPU (Central Processing Unit) là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Bộ xử lý trung tâm bao gồm Khối điều khiển và Khối tính toán.
CPU Intel
Intel là nhà sản xuất CPU lớn nhất thế giới
Một trong những nhà sản xuất CPU lớn nhất thế giới là Intel, Intel đã gần như độc quyền trong mảng PC và máy chủ. Trải qua quá trình phát triển hơn 40 năm kể từ năm 1971, các con chip của Intel ngày càng trở nên hiện đại, mạnh mẽ hơn với các công nghệ mới được áp dụng. Hiện tại, Intel có 3 dòng sản phẩm vi xử lý chính cho người dùng phổ thông là Intel Pentium, Intel Celeron, Intel Core i.

CPU Intel Pentium

Pentium là dòng chip xử lý được Intel sản xuất với mục đích đạt được hiệu năng ổn định với mức giá phải chăng nhất. Dòng chip này thường được sử dụng trên các dòng máy có cấu hình tầm trung với mức bình dân.
CPU Intel
Intel Pentium đã được nâng cấp lên thế hệ Haswell
Để hạ giá thành CPU Pentium không hỗ trợ công nghệ các công nghệ hiện đại như Turbo Boost hay siêu phân luồng do có giá bình dân nhưng bù lại sản phẩm có khả năng tương thích với rất nhiều bo mạch đến từ các hãng khác nhau.
Intel Pentium thông thường có 2 nhân xử lý (một số ít có 4 nhân) với xung nhịp dao động từ 1.1 GHz đến 3.5 GHz. Hiện tại CPU Pentium đã được Intel nâng cấp lên thế hệ Haswell và được sản xuất ở quy trình 22nm cho khả năng siêu tiết kiệm điện TDP 15W và hiệu năng xử lí tốt hơn CPU Core i thế hệ cũ.

Intel Celeron

Celeron là bộ xử lý cấp cơ bản của Intel cho các công việc tính toán cơ bản, như email, Internet và tạo tài liệu. Có thể xem Intel Celeron là dòng chíp rút gọn của Pentium nhằm hạ giá thành với số bóng bán dẫn trong chip Celeron ít hơn và bộ nhớ Cache nhỏ hơn. Bạn có thể dàng tìm thấy chip Celeron trên các sản phẩm máy tính giá rẻ, bình dân.
CPU Intel
Intel Celeron hiện nay đã được nâng cấp lên thế hệ Haswell
Ở các tác vụ thông thường, Pentium và Celeron gần như tương đương nhau (Nếu cùng số nhân và cùng xung nhịp xử lý) nhưng khi chạy ở các ứng dụng mạnh như xử lý đồ hoạ, game, video thì Pentium có đốc độ nhanh gấp từ 1,5 đến 2 lần.
Giống như Pentium, Celeron hiện nay đã được nâng cấp lên thế hệ Haswell, đây là dòng tiết kiệm điện năng ULV, TDP 15W. Intel Celeron Haswell được định hướng sử dụng trên laptop và ultrabook giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo hiệu năng ổn định. Kiến trúc Haswell mới giúp CPU Celeron thừa sức xứ lí được các tác vụ máy tính hằng ngày hoặc thậm chí là xem phim FullHD.

Intel Core i (5 thế hệ Nehalem, Sandy Bridge, Ivy Bridge, Haswell, Broadwell)

Kể từ khi ra mắt, dòng CPU Intel Core I đã trải qua 5 thế hệ  là Nehalem, Sandy Bridge, Ivy Bridge, Haswell và Broadwell. Thế hệ càng mới càng được nâng cấp khả năng xử lí và trang bị card đồ họa tích hợp mạnh hơn thế hệ trước. Thế hệ mới nhất cũng là thế hệ có hiệu năng mạnh mẽ cùng các công nghệ hiện đại nhất.
CPU Intel
Intel Core i là một trong những dòng CPU phổ biến nhất hiện nay

Các dòng sản phẩm của Intel Core i

Hiện nay, CPU Intel Core i có 3 dòng sản phẩm với hiệu năng tăng dần là Core i3, Core i5 và Core i7.
Tất cả các vi xử lý dòng Core i3 đều có 2 nhân, bất kể là trên laptop hay máy để bàn. Vi xử lý Core i3 được hỗ trợ công nghệ đa luồng Hyper Threading, song lại không có Turbo Boost cho phép tự động ép xung vi xử lý khi chạy tác vụ nặng.
Trong khi đó, Core i5 là một dòng sản phẩm trung cấp. Các chip Core i5 cho desktop phần lớn đều có 4 nhân (chỉ một số ít có 2 nhân) và đều có công nghệ Turbo Boost, song lại không có Hyper Threading. Core i5 trên laptop chỉ có 2 nhân song tất cả đều có cả 2 công nghệ Turbo Boost và Hyper Threading.
Và dòng sản phẩm cuối cùng là Core i7 với hiệu năng mạnh mẽ nhất cùng các công nghệ hiện đại. Tất cả các sản phẩm Core i7 đều có cả 2 công nghệ Turbo Boost và Hyper Threading. Core i7 trên desktop có 4 hoặc 6 nhân. Core i7 trên laptop có thể có 2 hoặc 4 nhân.

Các công nghệ mới đã được ứng dụng trên chip Intel Core i

Công nghệ Turbo Boost
Turbo Boost là một tính năng chỉ có trên các vi xử lý Core i5 và i7 của dòng Intel Core i cho phép các vi xử lý tạm thời tự ép xung. Tính năng này giúp cho 1 vài nhân cần xử lý nặng hơn tự tăng xung nhịp của mình giúp tăng hiệu quả xử dụng điện năng và hiệu năng xử lý cho sản phẩm.
Turbo Boost
Hình ảnh minh họa tính năng Intel Turbo Boost
Hyper Threading Technology (HTT)
Hyper Threading Technology là công nghệ siêu phân luồng luồng (HT – Hyper Threading) giúp các các nhân xử lý có thể giả lập thêm một nhân nữa để xử lý. Tính năng này giúp CPU có thể xử lý nhiều luống dữ liệu hơn số nhân thực có sẵn. Công nghệ này đã có trên tất cả các dòng và các thế hệ vi xử lý Intel Core i.
Các thế hệ của chip Intel Core i
Nehalem (Thế hệ đầu)
Kiến trúc Nehalem trên Core i được Intel thiết kế để thay thế kiến trúc Core 2 cũ, Nehalem vẫn được sản xuất trên quy trình 32nm. Với Core I thế hệ Nehalem, Intel lần đầu tiên đã tích hợp công nghệ Turbo Boost cùng với Hyper Threading (công nghệ siêu phân luồng - HT) trên cùng một con chip giúp tăng hiệu năng đáng kể so với các thế hệ chip xử lý trước.
Sandy Bridge (Thế hệ thứ 2)
Sandy Bridge là người kế nhiệm kiến trúc Nehalem. Kiến trúc Sandy Bridge vẫn tiếp tục sử dụng quy trình 32nm nhưng so với Nehalem GPU (nhân xử lý đồ họa) với CPU (bộ vi xử lý trung tâm) đã cùng được sản xuất trên quy trình 32 nm và cùng năm nằm trên một đế. Thiết kế này giúp giảm diện tích và tăng khả năng tiết kiệm điện nhờ CPU và GPU sẽ sử dụng chung bộ nhớ đệm.
CPU Intel
Intel Core i thế hệ 2 Sandy Bridge
Ngoài ra, năng lực mã hóa/giải mã video cũng được tăng đáng kể với tính năng Intel Quick Sync Video.Tính năng Turbo Boost cũng được nâng cấp với phiên bản 2.0.
Ivy Bridge (Thế hệ thứ 3)
So với Sandy Bridge, Ivy Bridge của Intel  đã sử dụng quy trình sản xuất mới 22 nm và sử dụng công nghệ bóng bán dẫn 3D Tri-Gate. Quy trình sản xuất mới giúp giảm diện tích đế mà vẫn tăng đáng kể số lượng bóng bán dẫn trên CPU.
Ivy Bridge còn tích hợp sẵn chip đồ họa hỗ trợ DirectX 11 như HD 4000, có khả năng phát video siêu phân giải và xử lý các nội dung 3D.
Haswell (Thế hệ thứ 4)
Thế hệ chip xử lý Haswell được tập trung vào những thiết bị “2 trong 1”. Intel đã giảm kích thước vi xử lí Core cho phép sản xuất những mẫu ultrabook mỏng hơn, mà còn giúp cho ra đời những thiết bị 2 trong 1 (hay còn gọi là thiết bị lai giữa laptop và tablet) mỏng hơn. Chip quản lý nhiệt trên Haswell cũng giúp các thiết bị ultrabook chạy mát mẻ hơn.
ultrabook
Intel Core i Haswell cho phép các ultrabook trở nên mỏng, nhẹ hơn
Haswel cũng được Intel tuyên bố là sẽ tiết kiệm điện năng gấp 20 lần so với Sandy Bridge ở chế độ chờ trong khi hiệu năng đồ họa cũng tăng đáng kể. Bên cạnh việc nâng cấp từ chip đồ họa Intel HD 4000, Intel còn bổ sung thêm dòng chip đồ họa mạnh mẽ Iris/ Iris Pro dành cho các chip cao cấp.
Broadwell (thế hệ thứ 5)
Là thế hệ mới nhất của gia đình Intel, Broadwell chính là phiên bản thu nhỏ của Haswell, nói là phiên bản thu nhỏ nhưng đây không phải là kích thước vật lý của con chip mà là sự thu nhỏ của các bóng bán dẫn tạo nên bộ não CPU.
broadwellIntel Broadwell sử dụng bóng bán dẫn có kích thước 14nm, gần bằng 1 nửa so với haswell và chỉ bằng 1/5 so với thế hệ đầu tiên. Intel tự hào cho biết Broadwell hoạt động hiệu quả hơn haswell 30%, có nghĩa nó tiêu thụ điện ít hơn 30% nhưng mang đến hiệu năng cao hơn khi ở cùng một tốc độ xung nhịp. Intel Broadwell hứa hẹn sẽ tạo ra 1 cuộc cách mạng mới với các ưu điểm như: tiết kiệm PIN, nâng cao hiệu suất ..... Dự kiến Intel sẽ chính thức đưa thế hệ CPU mới của mình vào các sản phẩm vào đầu năm 2015.
Tên gọi các CPU dòng Celeron và Pentium
Intel có vẻ đang nghĩ rằng người dùng mua vi xử lý Pentium và Celeron hoàn toàn không quan tâm tới sức mạnh của vi xử lý. Intel đang sử dụng các tên sản phẩm khá… vô nghĩa cho 2 dòng sản phẩm Pentium và Celeron.
CPU IntelThử lấy tên gọi Pentium G860T làm ví dụ. Phần có nghĩa duy nhất trong tên sản phẩm là chữ T nằm ở cuối tên sản phẩm.
Các vi xử lý Pentium và Celeron có chữ T ở cuối tên bao giờ cũng có điện năng sử dụng thấp hơn nhiều (và do đó tỏa ra ít nhiệt hơn) so với các vi xử lý cùng tên nhưng không có chữ T. Ví dụ, Pentium G860 có điện năng tiêu thụ là 65W, trong khi Pentium G860T có điện năng tiêu thụ chỉ là 35W. Vi xử lý Pentium hoặc Celeron có chữ U ở cuối tên sản phẩm luôn luôn chậm hơn và đắt hơn các vi xử lý có cùng tên.
Cách phân biệt các dòng CPU Core i qua tên gọi
Với nhiều thế hệ CPU Core i, người dùng có thể dễ dàng phân biệt được các thế hệ sản phẩm này thông qua cách đặt tên của Intel. Cách đặt tên cho dòng CPU Intel Core i có thể thông qua công thức sau:
CPU IntelTên bộ xử lý = Thương hiệu (Intel Core) + Tên dòng CPU – Số thứ tự thế hệ (Thế hệ 1 không có kí tự này) + SKU + Ký tự đặc điểm sản phẩm.
Ví dụ : CPU Core i Nehalem (Thế hệ 1) tên gọi sẽ có dạng:
Intel Core i3 - 520M, Intel Core i5 - 282U…
Ý nghĩa của một số ký tự cuối của tên sản phẩm (Ngoài ra còn số ký tự khác)
E (Chip E): Chip hai lõi, cân bằng giữa hiệu năng và giá thành
Q (chip Q): Chip 4 lõi, cho hiệu năng cao cấp, phù hợp với các laptop có nhu cầu sử dụng cao.
U (Chip U): Đây là CPU tiết kiệm năng lượng thường có xung nhip (Tốc độ GHz) thấp, thường được sử dụng trên các sản phẩm chú trọng đến việc tiết kiệm năng lượng.
M (Chip M): Đây là CPU dành cho các Laptop thông thường có xung nhip cao và mạnh mẽ. Thường được sử dụng trong các Laptop chơi game hoặc sử dụng đồ họa nặng.

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Sáng tạo với màn hình desktop

Việc sử dụng màn hình nền máy tính của một số bạn đôi khi trở thành vấn đề, cứ sau một khoảng thời gian sử dụng màn hình lại đầy ắp các file, tập tin, icon, ... Tất nhiên nếu bạn là một người có khả năng quản lý tốt và làm việc hoàn toàn thoải mái với màn hinh thân thuộc của mình thì không cần phải thay đổi đâu, thật vậy, mỗi người có một cách làm việc riêng, có đôi khi bạn phải có đủ hết ở đó thì bạn mới làm việc hiệu quả thì sao.
Nếu không chịu nổi màn hình với vô vàn ứng dụng và các công cụ đôi khi chẳng dùng bao giờ thì bạn có thể làm theo các bước sau:
1. Tận dụng tối đa thanh Taskbar
Hãy để  trên thanh taskbar những ứng dụng bạn hay dùng nhất, theo thứ tự bạn cảm thấy tiện lợi nhất (thông thường là trình duyệt web, folder, word, ....)
chọn biểu tượng Start
chuột phải vào ứng dụng muốn thêm, rê chuột chọn Pin to Taskbar.
(nếu muốn bỏ trên taskt bar ở ngoài màn hình bạn chuột phải vào ứng dụng trên taskbar và chọn Unpin this programe  from taskbar)
2. Tận dụng start menu
Start menu là menu lúc các bạn chọn start sẽ hiện ra ngay bên cạnh biểu tượng start một menu trong đó có một phần cố định và một phần là những ứng dụng gần nhất được ngăn cách bằng một đường hơi mờ. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn thêm một ứng dụng hay sử dụng vào start menu bạn chỉ  cần chọn, giữ chuột trái và rê đặt vào phần start menu gần biểu tượng start hơn và thả ra.
Nếu muốn bỏ một ứng dụng không hay dùng bạn chuột phải, chọn Unpin from start menu tương tự taskbar.
Như vậy là ngoài desktop bạn có hai nơi để lưu các ứng dụng.


3.Sáng tạo với màn hình nền
Nói sáng tạo thì hơi quá, nhưng bạn có thể sử dụng màn hình nền vào nhiều việc hơn bạn tưởng.
- Tại sao bạn không thử sử dụng thanh tasbar ở vị trí khác?
Bạn hoàn toàn có thể di chuyển thanh taskbar đến các vị trí trên, phải, trái chứ không nhất định là phải ở dưới. Hãy thử xem kiểu nào bạn thấy tiện dụng nhất và đặc biệt là tạo cho mình cảm hứng làm việc nhất nhé.
- Học với màn hình nền
Tại sao bạn không đổi màn hình nền mới?
Bạn hoàn toàn có thể học với màn hình nền, hãy sưu tầm những câu châm ngôn, những từ mới tiếng anh bằng hình ảnh, hay bất cứ cái gì bạn thấy hứng thú và cần học tập. Hãy tạo một bộ sưu tập, và bây giờ màn hình nền của bạn cứ mỗi ngày lại hiện lên 10 từ mới tiếng anh bạn cần phải hoàn thành. Còn gì nhắc nhở bạn tốt hơn.
-Phân chia khu vực với màn hình nền
Tất nhiên còn tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng của bạn. Nhưng với bốn góc màn hình bạn hoàn toàn có thể bố cục sắp xếp sao cho tiện nhất khi làm việc và tìm kiếm dữ liệu. Ví dụ hãy để thùng rác và các ứng dụng một bên, còn bên còn lại là các tài liệu đang làm việc và các folder chứa tập tin.
(Chuột phải vào màn hình nền, view ở chế độ Align icons to gird, nếu muốn sắp xếp lại tự động theo máy chọn Auto arrange icons)

4. Rồi và bây giờ là phần của các bạn, hãy chọn cho mình một màn hình nền vừa để học tập, vừa phong cách mà lại thoải mái nhất khi bạn sử dụng nhé. Và khi đã ưng ý thì nhớ comment và chia sẻ để mọi người còn học tập.
Tài liệu tham khảo:
Change Windows Desktop Icons Into Explorer List View


Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Tiện ếch 4: Tối ưu hóa tăng tốc win7

 Bài này cùng với bài Tối ưu hóa tăng tốc Firefox góp cải thiện tốc độ máy tình của bạn khi làm việc với soạn thảo văn bản, duyệt web chứ không giúp được máy bạn xem phim nhanh hơn hay chơi game nhanh hơn. ;))
Và một điều tất nhiên nếu máy bạn chạy nhanh và ổn định thì không cần thiết phải làm gì, bạn đang làm tốt rồi. Cấu hình máy mình hơi thấp so với một máy chạy win7: RAM2G, Core 2Duo, mình thấy khi chạy chế độ đầy đủ hiệu ứng win 7 cộng thêm office 2013 và firefox thì máy sau chạy 1h có triệu chứng chậm do đó mình tìm đọc thực hiện giản lược bớt một số tính năng không sử dụng của Win7.
Dù có làm gì thì các điều sau là nên có để máy tính laptop chạy ổn định (theo kinh nghiệm cá nhân)
- Đảm bảo phần cứng tốt:
Vệ sinh bụi máy định kỳ (thợ hoặc tự bạn dùng máy hút bụi hút phần quạt thông gió, bàn phím - tất nhiên là khi máy tính tắt).
Hạn chế rung lắc sốc khi ổ cứng đang hoạt động- nên để máy trên nền chắc chắn và thoáng khí (một số dòng máy hiện đại như Mac, Hp, Sony có khả năng tản nhiệt và hoạt động tốt thậm chí trên nền đệm quả thật là rất tuyệt nhưng máy mình nói đến là loại máy sinh viên cổ và rẻ, quạt gió kêu và nóng)
- Giữ gìn phần mềm:
Dọn rác định kỳ ( có thể dùng CCleaner) và lưu trữ dữ liệu tránh phân mảnh (Hạn chế chia ổ cứng thành nhiều ổ - nên là ổ C, D, E và lưu trữ dữ liệu hợp lý)
Có phần mềm ngăn chặn virus (ví dụ Avast- tất nhiên trong trường hợp bạn không có nhu cầu truy cập  vào các trang nguy hiểm thì phần mềm chặn virus là không cần thiết)
Cuối cùng là một số cách đơn giản hóa các hiệu ứng trong win7 giúp cải thiện tốc độ:
1. Tắt bỏ một số hiệu ứng không cần thiết:
- Vào Start rồi nhập SystemPropertiesPerformance vào hộp Search.
- Khi xuất hiện hộp thoại chọn tab Visual Effects.
    - Sau đó hủy chọn hộp chọn Animate windows when minimizing and maximising rồi nhấnOK.
    - Đối với mình chỉ  cần font chữ hiển thị đẹp và hiện hình ảnh bên trong folder khi cần thì bỏ chọn tất và giữ lại 4 mục sau:        show shadows under windows, show thumbnails instead of icons, smooth edges of screen fonts, use visual styles on windows and buttons.
2. Tăng tốc khởi động
 - Click vào menu Start chọn Run rồi nhập msconfig.
 - Chọn tab Boot (có thể chọn time out xuống 10s hoặc ít hơn, là thời gian chờ bạn chọn ban đầu trước khi vào màn hình xanh của win7) rồi click vào nút Advanced optiopns …
 -Lựa chọn hộp chọn Number of processors rồi lựa chọn số lượng lõi vi xử lý mà muốn sử dụng trong quá trình khởi động.
-  Chọn thẻ Startup, bỏ chọn những ứng dụng ko cần thiết khởi động cùng win (thường thì chẳng cần để  cái gì cả, hoặc chỉ là chương trình diệt virus) xong chọn Apply, OK.
3. Tắt tính năng tìm kiếm (nếu bạn không hay sử dụng)
 - Vào Start rồi nhập services.msc vào hộp Run.
  - Tìm đến dịch vụ Windows Search rồi phải chuột lên nó.
  - Trong trường Startup Type lựa chọn Disabled.

Còn những cái khác bạn nào thích vọc thêm có thể tham khảo nguồn bài viết gốc: http://vforum.vn/diendan/showthread.php?45779-Tang-toc-Windows-7-va-toi-uu-hoa-he-thong-tot-nhat
Mình thì không khuyến khích các bạn không chuyên máy tính tránh trường hợp gây lỗi hệ thống. Ngoài ra bạn nào không thích có âm thanh mỗi khi mở thư mục hoặc khởi động có thể tắt:
4. Tắt âm thanh hệ thống
Bạn hãy mở Sound nằm trong Control Panel hoặc chọn vào cái loa âm thanh ở góc màn hình rồi chọn vào System Sound. Bạn vào thẻ Sounds và chọn No Sounds ở phầnSound Scheme. Bỏ chọn Play windows Startup sound (nếu thích). Apply, OK.
Trích bài gốc nguồn tham khảo Tăng tốc Windows 7 và tối ưu hóa hệ thống tốt nhất
 Khi chuyển đổi giữa các cửa sổ trong Windows 7 chúng ta sẽ thấy một hiệu ứng phóng to – thu nhỏ. Tuy nhiên chúng ta có thể loại bỏ hiệu ứng này để quá trình chuyển đổi giữa các cửa sổ nhanh hơn.

Thực hiện các bước đơn giản sau:

1. Vào Start rồi nhập SystemPropertiesPerformance vào hộp Search.

2. Khi xuất hiện hộp thoại chọn tab Visual Effects.

3. Sau đó hủy chọn hộp chọn Animate windows when minimizing and maximising rồi nhấnOK.

2. Tăng tốc khởi động Windows 7

Mặc định, Windows 7 chỉ sử dụng một lõi để khởi động tuy nhiên chúng ta có thể thực hiện hiệu chỉnh một số cấu hình trong System Configuration để tăng số lượng lõi sử dụng để giảm thời lượng khởi động.

1. Click vào menu Start chọn Run rồi nhập msconfig.

2. Chọn tab Boot rồi click vào nút Advanced optiopns …

3. Lựa chọn hộp chọn Number of processors rồi lựa chọn số lượng lõi vi xử lý mà muốn sử dụng trong quá trình khởi động.




4. Click OK và Apply.

5. Khởi động lại máy để áp dụng các thay đổi.

3. Gở bỏ những font không sử dụng

Các lại font chữ, đặc biệt là font True Type, chiếm dụng một phần tài nguyên hệ thống. Để có một khả năng thực thi tối ưu chúng ta chỉ nên giữ lại những font thường sử dụng và những font mà các ứng dụng yêu cầu. Để gỡ bỏ font thực hiện các bước sau:

1. Mở Control Panel.

2. Vào folder Fonts.

3. Di chuyển những font không sử dụng vào một thư mục tạm thời. Chú ý không nên xóa bỏ đề phòng trường hợp một loại font nào đó cần được sử dụng lại. Càng nhiều font được xóa bỏ thì tài nguyên hệ thống được giải phóng càng lớn.

4. Giảm thời gian tắt của Windows 7

Windows 7 shutdown nhanh hơn so với Vista và XP, tuy nhiên chúng ta có thể tăng tốc hơn nữa tiến trình này bằng cách thực hiện một số thay đổi trong registry để giảm thời gian Windows phải chờ để đóng các tiến trình. Thực hiện các thao tác sau:

Lưu ý: Trước khi thực hiện thủ thuật này chúng ta nên backup hệ thống đề phòng lỗi phát sinh.

1. Click vào Start rồi nhập regedit vào hộp Run. Nhấn Enter.

2. Truy cập vàoCode:

HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Contro l
.

3. Phải chuột lên key WaitToKillServiceTimeOut rồi lựa chọn giá trị thấp hơn. Giá trị mặc định là 12000 (12 giây) nhưng chúng ta có thể lựa chọn một giá trị thấp hơn bất kì.

4. Thực hiện xong click OK rồi khởi động lại hệ thống.

5. Hủy bỏ tính năng Search Indexing

Nếu biết địa chỉ lưu trữ file, và chỉ thực hiện tìm kiếm file khi cần thiết thì tính năng Search Indexing hoàn toàn không cần thiết, không những thể nó chiếm dụng khá nhiều tài nguyên hệ thống; do đó đây là một tính năng mà người dùng nên tắt bỏ. Thực hiện các thao tác sau:

1. Vào Start rồi nhập services.msc vào hộp Run.

2. Tìm đến dịch vụ Windows Search rồi phải chuột lên nó.

3. Trong trường Startup Type lựa chọn Disabled.

6. Cấu hình Taskbar Thumbnail Preview

Taskbar Thumbnail Preview (xem trước ảnh nhỏ cửa sổ trên thanh Taskbar) là một trong những tính năng khá độc đáo của Windows 7. Tuy nhiên nếu thấy thời gian hiển thị của những ảnh nhỏ này là quá lâu hay quá nhanh thì chúng ta có thể tăng hoặc giảm khoảng thời gian này trong registry. Thực hiện các thao tác sau:

Lưu ý: Chúng ta cần backup hệ thống trước khi thực hiện vì quá trình thay đổi registry luôn có thể có sự cố phát sinh với hệ thống.

1. Vào Start, nhập regedit vào hộp Run rồi nhấn Enter.2. Truy cập vào vùngCode:

HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows\Curre ntVersion\Explorer\Advanced

3. Phải chuột lên Advanced chọn New | DWORD rồi nhập giá trị sau:ThumbnailLivePreviewHoverTime.






4. Phải chuột lên ThumbnailLivePreviewHoverTime chọn Modify.

5. Lựa chọn Decimal Base rồi nhập thời lượng mong muốn (tính theo mili giây).

6. Click OK rồi khởi động lại hệ thống.

7. Hủy bỏ một số dịch vụ

Một số dịch vụ của Windows 7 chiếm dụng khá nhiều dung lượng RAM, và thật lãng phí nếu chúng ta không cần sử dụng những dịch vụ đó. Vì vậy chúng ta nên cài đặt chế độ khởi động thủ công cho một số dịch vụ không cần thiết.
Để khởi chạy hay tắt bỏ dịch vụ thực hiện các thao tác sau:

1. Vào Control Panel | Administrative Tools rồi chọn Services.

2. Sau đó phải chuột lên những dịch vụ muốn tắt chọn Stop, hoặc Start để bật.

Các dịch vụ đã được viết gồm có một mô tả về những gì chúng thực hiện (chú ý, nhiều dịch vụ của nhóm thứ ba không có mô tả). Cột trạng thái trong cửa sổ Services thể hiện cho bạn thấy dịch vụ đó có được khởi chạy hay không. Startup Type có nghĩa là dịch vụ đó sẽ bắt đầu như thế nào:
  • Automatic, nghĩa là dịch vụ sẽ bắt đầu khi Windows được khởi động
  • Manual, nghĩa là dịch vụ bắt đầu khi Windows phát hiện thấy cần thiết đến nó.
  • Disabled, nghĩa là dịch vụ sẽ không được thực thi.
Hầu hết các dịch vụ đều được thiết lập ở trạng thái Automatic hoặc Manual. Bạn không cần phải thay đổi bất kỳ dịch vụ Manual nào; chúng chỉ bắt đầu khi nó cần đến chúng để thực hiện một công việc gì đó. Có thể có một số dịch vụ tự động không cần đến.
Để thay đổi cách các dịch vụ bắt đầu, bạn chỉ cần kích chuột phải và chọn Properties. Nếu không muốn dịch vụ nào đó nạp vào thì đầu tiên dừng dịch vụ đó bằng nhấn Stop, sau đó bạn kéo danh sách Startup Type xuống và thiết lập dịch vụ sang chế độ Manual hoặc Disabled.

Nếu không chắc chắn về một dịch vụ, bạn nên thiết lập nó sang chế độ Manual để đảm bảo an toàn. Còn nếu trường hợp bạn biết chắc chắn không cần đến dịch vụ đó thì mới nên chọn Disabled.

Những dịch vụ cần thiết phụ thuộc vào những gì bạn thực hiện với máy tính. Ví dụ, nếu bạn không sử dụng ReadyBoost, thì hoàn toàn có thể vô hiệu hóa dịch vụ này; ngoài ra bạn cũng có thể vô hiệu hóa Windows Error Reporting (báo cáo lỗi của Windows) nếu không muốn chúng báo cáo lỗi; có thể vô hiệu hóa Tablet PC Input Service nếu không muốn sử dụng tính năng này...

Bạn có thể vô hiệu hóa hầu hết các dịch vụ bắt đầu tự động ở chế độ mặc định dưới đây:
  • Computer Browser
  • Distributed Link Tracking Client
  • IKE and AuthIP IP Keying Modules
  • Offline Files
  • Remote Registry
  • Tablet PC Input Service (trừ khi bạn sử dụng Tablet PC)
  • Windows Error Reporting
Một số dịch vụ bạn tuyệt đối không được vô hiệu hóa gồm:
  • Multimedia Class Scheduler
  • Plug and Play
  • Superfetch
  • Task Scheduler
  • Windows Audio
  • Windows Driver Foundation
Thực hiện các thao tác này phải được kiểm tra ngay lập tức, nếu có bất kỳ một hiện tượng nào đó không làm việc thì bạn cần phải thay đổi trở về trạng thái ban đầu đối với dịch vụ mà bạn vừa điều chỉnh gần nhất.

Lấy một ví dụ, đây là các dịch vụ có thể vô hiệu hóa trên máy tính chơi game kết nối mạng.
  • DFS Replication
  • Computer Browser
  • Distributed Link Tracking Client
  • IKE and AuthIP IPsec Keying Modules
  • IP Helper
  • IPsec Policy Agent
  • KtmRm for Distributed Transaction Coordinator
  • Offline Files
  • Remote Registry
  • Secondary Logon
  • Security Center (Sử dụng lời cảnh báo nếu bạn vô hiệu hóa các dịch vụ bảo mật!)
  • SSDP Discovery
  • Tablet PC Input Service
  • Terminal Services
  • Windows Defender (Giống như cảnh báo trên!)
  • Windows Error Reporting Service

8. Tối ưu hoá Registry và các dịch vụ khác:

1. Trước tiên bạn cần tải tập tin này về tại đây. Đây là một số thủ thuật đăng kí tối ưu hệ thống và bổ sung thêm một số tính năng hữu ích cho bạn. Tải tập tin về, giải nén và chạy. Khởi động lại để các thông số có tác dụng.
Nếu muốn phục hồi lại chức năng chuẩn, hãy dùng tập tin này.
2. Bước tiếp theo là bạn nhấn phải chuột lên biểu tượng Computer trên Desktop lựa chọnProperties. Tiếp theo bạn nhấn Advanced system setting sau đó nhấn nút Settings ở phầnPerformance.




Chương trình này sẽ mở ra cho bạn một cửa sổ khác. Tắt tất cả các lựa chọn trong mục Visual Effects, có thể để lại một số mục sau tuỳ theo nhu cầu:
  • Enable desktop composition (để dùng theme Aero)
  • Enable transparent glass (sử dụng hiển thị trong suốt)
  • Show thumbnails instead of icons (hiện thị hình ảnh nhỏ thay vì biểu tượng chung)
  • Show window contents while dragging (hiển thị nội dung cửa sổ trong khi kéo)
  • Smooth edges of screen fonts (hiển thị các phông chữ mượt)
  • Use drop shadows for icon labels on the desktop (sử dụng biểu tượng với bóng)
  • Use visual styles on windows and buttons (nếu bạn dùng theme Aero hoặc Basic)







Trong hộp thoại trên, bạn có thể tắt bớt những tính năng sau đây bằng cách bỏ dấu chọn:
• Animate controls and elements inside windows
• Animate windows when minimizing and maximizing
• Fade or slide menus into view
• Fade or slide ToolTips into view
• Fade out menu items after clicking
• Show window contents while dragging
• Slide open combo boxes
Click OK sau khi hoàn tất.



3. Mở Windows Explorer > Organize > Folder and Search Options và kích trên thẻ View. Bây giờ bạn hãy vô hiệu hoá các lựa chọn sau đây:
  • Display file size information in folder tips (hiển thị kích thước thư mục)
  • Hide extensions for known file types
  • Show encrypted or compressed NTFS files in color
  • Show pop-up description for folder and desktop items



4. Kích chuột phải biểu tượng Computer trên Desktop và lựa chọn Manage.
Bây giờ bạn vào Services & Applications > Services. Ở đây bạn thiết lập một số dịch vụ không cần thiết sang Manual, để các dịch vụ này không tự động khởi động cùng với Windows. Vì vậy mà bạn có thể khởi động máy nhanh hơn.





Bạn có thể tắt các Service không cần thiết Windows 7 một cách an toàn:
  • Application Experience
  • Computer Browser (Nếu máy tính của bạn không kết nối mạng)
  • Desktop Window Manager Session Manager (chỉ tắt nếu bạn không dùng Aero theme)
  • Diagnostic Policy Service
  • Distributed Link Tracking Client
  • IP Helper
  • Offline Files
  • Portable Device Enumerator Service
  • Print Spooler (Chỉ tắt nếu máy bạn không dùng máy in)
  • Protected Storage
  • Remote Registry (tắt để đảm bảo an toàn mạng)
  • Secondary Logon
  • Security Center
  • Server (Nếu máy tính của bạn không kết nối mạng)
  • Tablet PC Input Service
  • TCP/IP NetBIOS Helper
  • Themes (tắt khi máy tính bạn sử dụng theme Classic)
  • Windows Error Reporting Service
  • Windows Media Center Service Launcher
  • Windows Search (Nếu không sử dụng thường xuyên chức năng tìm kiếm của Windows)
  • Windows Time (Nếu bạn không muốn cập nhật giờ qua Internet)
5. Bây giờ bạn vào Run và chạy msconfig. Bạn vào thẻ Startup để vô hiệu hoá các mục không mong muốn. Bạn có vô hiệu hoá các tiện ích của card đồ hoạ, card âm thanh để tăng tốc khởi động hệ thống và hiệu suất cho Win 7.





6. Bạn hãy mở Sound nằm trong Control Panel. Bạn vào thẻ Sounds và chọn No Sounds ở phầnSound Scheme. Bạn có thể lựa chọn một số loại âm thanh yêu thích được kích hoạt, ngoại trừ thiết lập Exit Windows, Windows Logoff, Windows Logon and Start Navigation về None.





Ngoài ra bạn cũng có thể vô hiệu hoá Play Windows Startup sound để tắt âm thanh được phát tại màn hình đăng nhập.
7. Và bạn cũng đừng quên các việc sau:
  • Chống phân mảnh đĩa cứng
  • Chỉ cài các phần mềm khi thấy cần thiết
  • Sử dụng driver mới nhất
  • Thường xuyên cập nhật Windows


bài sau : Sáng tạo với màn hình nền 
Học với màn hình nền
Sáng tạo với màn hình nền
Phân chia khu vực với màn hình nền
Tùy ý sắp xếp folder trong ổ dữ liệu như ngoài màn hình nền

Tiện ếch 3: Tối ưu hóa Sử dụng trình duyệt Firefox




Cập nhật ngày 28 tháng 5 năm 2016:
Hiện tượng: Load trình duyệt Firefox bị mảng đen, trình duyệt load chậm, thỉnh thoảng không tự nhiên (Máy chạy Core2 Duo, Ram 2G-1,8GHz, ổ cứng SSD) Kiểm tra dung lượng Ram chạy khoảng 1G3, kiểm tra Task Manager thấy standby khoảng hơn 700M.
Tiến hành: (lưu ý, tại thời điểm bổ sung, mình không tiến hành theo cách cũ nữa, chỉ đơn giản cài firefox, và áp dụng hai cách dưới và cảm thấy ok).
1, Cài đặt giới hạn bộ nhớ đệm về 216M
Option/ Advance/ Network/...
In the top menu open Tools -> Options or Firefox -> Preferences... on Mac and click on the Advanced Tab. Somewhere in the middle of this menu you’ll see “Limit cache to” along with a number input. I’ve chosen 1024MB which happens to be the maximum allowed. Simply hit OK and restart the browser for this to take effect.
I recall Firefox 8.0 had local cache storage at 256MB by default. Honestly this is a fair amount of room, especially if you’re clearing out private data at the end of each session. Yet if you browse for hours at a time each repeat website visit will accumulate possibly 10-15 minutes of saved load screens.
trích dẫn:
http://www.hongkiat.com/blog/firefox-optimization-tips/

2, Cài hai addons: Memory Restart và Flash block plus

Bạn có thể đặt một hạn mức sử dụng RAM nào đó, và khi Firefox đạt đến giới hạn RAM này, nút Memory Restart nằm giữa thanh địa chỉ và thanh tìm kiếm sẽ chuyển sang màu đỏ. Chỉ cần nhấn vào một lần là trình duyệt sẽ tự khởi động, đồng thời tải lại tất cả các tab hay cửa sổ mà bạn đang mở. Như vậy, chúng ta không phải mở lại các đường dẫn thủ công, mà trình duyệt hoạt động nhanh hơn, mượt mà hơn nữa. Để biết Firefox đang dùng bao nhiêu RAM trong máy, bạn rê chuột lên trên nút Memory Restart. Một dòng thông báo nhỏ sẽ xuất hiện ngay dưới con trỏ chuột.
Để có thể thiết lập mức dùng RAM, bạn vào menu Tools Extensions Memory Restart Preferences. Nhập dung lượng vào ô "Firefox memory threshold" (đơn vị là Megabyte, không phải là Mb như ghi chú của lập trình viên). Mặc định thì Memory Restart sẽ cảnh báo thông qua việc đổi màu nút sang đỏ, nhưng nếu muốn, bạn có thể chọn vào ô "Restart Firefox automatically" để Memory Restart tự khởi động lại Firefox. Tất nhiên là nó sẽ hỏi bạn trước để đề phòng việc bạn bị mất dữ liệu. Việc đặt hạn mức như thế nào cho hợp lí còn tùy vào mức độ sử dụng và bạn có bao nhiêu GB RAM trên máy tính, nhưng thường thì khi vượt trên con số 500MB là ứng dụng bắt đầu chậm chạp. Tốt nhất ta nên đặt hạn mức vào khoảng 500-800MB là hợp lí. 
Flash Block sẽ chặn tất cả nội dung Flash, trên tất cả các web mà bạn mở ra. Những khu vực nào có nội dung Flash thì sẽ có chữ F, nếu muốn phát nội dung đó, bạn chỉ cần nhấp chuột trái lên là xong. Flash tốn rất nhiều bộ nhớ, nhất là khi bạn truy cập vào một số web thì quảng cáo bằng Flash tràn ngập cả trang
trích dẫn từ: https://tinhte.vn/threads/thu-thuat-giu-cho-firefox-khong-bi-cham-khi-duyet-web.1163368/
 Nếu bạn có nhiều nội dung Flash muốn kích hoạt cho một trang nào đó, hãy nhấp phím phải chuột vào một khung Flash bất kì, chọn "Allow Flash from this site". Tùy chọn này thông minh ở chỗ nó sẽ không chặn mọi nội dung Flash có nguồn từ trang này (chứ không chỉ áp dụng cho bản thân website). Ví dụ, bạn bỏ chặn cho video trên trang Youtube.com, thì tất cả các video Youtube nhúng trong những web khác sẽ không bị chặn nữa. 
 -----------------
Các trình duyệt phổ biến hiện nay điển hình là Firefox và Chrome đều tiện dụng và ngày càng nhanh hơn.
Chrome tỏ ra có ưu thế khi chạy nhanh và tốt trên hầu hết các máy tính laptop hiện nay khi mà cấu hình máy tính ngày càng mạnh (RAM 2G, Core i3,...) và tốt hơn ở những máy có RAM hơn 2G.
Firefox tỏ ra có ưu thế khi thích nghi về tốc độ nhanh trên cả những máy tính có cấu hình thấp hơn (RAM 2G, Core Duo)
Bài này giúp các bạn tìm hiểu hai câu hỏi: làm sao để dùng trình duyệt nhanh hơn và làm sao để dùng trình duyệt tiện dụng hơn.

1. Tối ưu hóa tăng tốc firefox:
gõ about:config vào thanh địa chỉ. Firefox sẽ đưa ra cảnh báo nhưng hãy yên tâm bấm vào nút “I’ll be careful, I promise” để tiếp tục
- Kích hoạt pipelining:
Click đúp chuột vào các dòng lệnh: network.http.pipelining và network.http.proxy.pipelining để đưa giá trị của các lệnh này về “true”. Tiếp theo, kích đúp vào dòng lệnh: network.http.pipelining.maxrequests và sửa giá trị trong ô hiện ra thành 8.
- Tăng tốc phản hồi
Bâm chuột phải vào bất kỳ đâu trong cửa sổ hiện ra chọn New > Integer. Nhập content.notify.interval trong ô hiện ra và bấm OK. Tiếp tục nhập giá trị 500000 (chú ý: 5 số 0)
Bấm chuột phải lần nữa, chọn New > Boolean. Nhập tên cho dòng lệnh là: content.notify.ontimer và chọn giá trị “true”.
 - Tăng tốc tải trang
Bấm phải chuột vào bên trong cửa số và chọn New > Integer. Đặt tên cho lệnh này là: content.switch.threshold bấm OK > điền 250000 vào ô giá trị. OK lần nữa để hoàn tất quá trình.
 - không gián đoạn
Bấm phải chuột và chọn New > Boolean. Đặt tên lệnh là: content.interrupt.parsing > OK > đặt giá trị là False > OK lần nữa để kết thúc.
- chặn flash
Vào Menu> addons> tìm kiếm và cài đặt block fash (ví dụ Adblock plus)
- Còn lại bạn nào ram dung lượng lớn có thể áp dụng thêm theo bài viết dưới, hoặc tùy chỉnh thêm, mình không khuyến khích nhiều vì dễ khiến lỗi và phải cài lại firefox.
- Một lưu ý nữa khi sử dụng rõ ràng càng lâu thì càng chậm vì vậy sau mỗi thời gian nhất định sử dụng tốn tài nguyên nhất là xem phim, giữ đọc báo, giữ đọc truyện, ... các bạn nên tắt đi bật lại (có thể là sau 3-4 tiếng đồng hồ) và chọn mở lại những trang mình đang cần xem, thời giân chờ  có thể đi uống nước, vệ sinh.

nguồn tham khảo:http://ictnews.vn/the-gioi-so/thu-thuat/8-tuyet-chieu-tang-toc-firefox-12536.ict


2. Tăng hiệu suất sử dụng
Những công cụ phím tắt cơ bản như 
Ctr+B Mở các thẻ dánh dấu ưa thích
Ctr+H lịch sử duyệt web
Ctr+D đánh dấu trang ưu thích,
Ctr+S tải trang về
Ctr+J mở mục dowload
là hay sử dụng, các bạn còn có thể tự xuất book mark (danh sách các trang ưu thích) để lưu lại bằng cách mở dấu trang Ctr+Shift+B > Import and export > export
tham khảo https://support.mozilla.org/fr/kb/exporter-marque-pages-firefox-fichier-html
ngoài ra còn nhiều phím tắt hữu dụng các bạn có thể tham khảo:
https://support.mozilla.org/vi/kb/Ph%C3%ADm%20t%E1%BA%AFt
có một số rất tiện dụng như Backspace, PgUp-PgDn, home, end, ....
Tối ưu hóa trinh duyệt firefox kết hợp tối ưu hóa sử dụng win7 sẽ giúp bạn cải thiện tốc độ làm việc thoải mái hơn.

3. Tải trang web dưới dạng một file duy nhất
Thông thường chúng ta chỉ để ý tải trang web mà không chú ý đến định dạng lưu. Do đó file tải về sẽ ở dạng nhiều file (thường là một file và một folder). Chỉ cần các bạn chọn định dạng file tải về một file html duy nhất là đã có thể gọn gàng hơn rất nhiều.
Ctr+S và chọn định dạng HTMLM, một file duy nhất, Save.

Nguồn tham khảoSave Websites With Mozilla Archive Format
Trích nguyên gốc nguồn tham khảo:8 Tuyệt chiêu tăng tốc firefox
1. Kích hoạt kênh liên lạc đặc quyền
Hầu hết các trình duyệt đều làm việc theo cơ chế rất “lịch sự”: gửi yêu cầu đến máy chủ và đứng chờ sự đồng ý trước khi tiếp tục công việc. Tuy nhiên thao tác này lại khiến người dùng mất nhiều thời gian hơn. Kích hoạt kênh liên lạc đặc quyền là thủ thuật giúp trình duyệt gửi nhiều yêu cầu cùng một lúc đến máy chủ và giảm thời gian download trang. Để làm công việc này, đầu tiên bạn hãy mở Firefox lên, gõ about:config vào thanh địa chỉ. Firefox sẽ đưa ra cảnh báo nhưng hãy yên tâm bấm vào nút “I’ll be careful, I promise” để tiếp tục.
Click đúp chuột vào các dòng lệnh: network.http.pipelining và network.http.proxy.pipelining để đưa giá trị của các lệnh này về “true”. Tiếp theo, kích đúp vào dòng lệnh: network.http.pipelining.maxrequests và sửa giá trị trong ô hiện ra thành 8.
Đôi khi bạn sẽ gặp phải những máy chủ “khó tính” không cho phép bạn tải trang nếu nhận được nhiều hơn 1 request (yêu cầu). Hãy đưa giá trị tại các dòng lệnh trên về “false” (bấm đúp chuột lần nữa).
2. Phản hồi nhanh
Một số trang web có dung lượng lớn và cấu trúc phức tạp thường tốn nhiều thời gian tải hơn bình thường. Để người dùng đỡ sốt ruột, Firefox có chế độ hiển thị những gì nó đã nhận được trong mỗi 0,12 giây nhưng chính việc này lại khiến tổng thời gian tải trang nhiều hơn. Giảm bớt số lần hiển thị tạm này sẽ giúp cho Firefox hoạt động nhanh hơn. Cách làm như sau:
Nhập about:config vào thanh địa chỉ. Bâm chuột phải vào bất kỳ đâu trong cửa sổ hiện ra (bấm Ctrl + click nếu bạn đang dùng máy tính Mac) chọn New > Integer. Nhập content.notify.interval trong ô hiện ra và bấm OK. Tiếp tục nhập giá trị 500000 (chú ý: 5 số 0)
Bước thứ 2: bấm chuột phải lần nữa, chọn New > Boolean. Nhập tên cho dòng lệnh là: content.notify.ontimer và chọn giá trị “true”.
3. Tải trang nhanh hơn
Nếu bạn không di chuyển chuột hoặc chạm vào bàn phím trong khoảng ít nhất là 0,75 giây (đây gọi là ngưỡng chuyển đổi nội dung), Firefox sẽ tự động chuyển sang chế độ ít gián đoạn. Điều này đồng nghĩa với việc giao diện của Firefox sẽ phản ứng chậm chạp hơn nhưng quá trình tải trang lại nhanh hơn.
Nhưng nếu 0,75 giây vẫn là lâu, bạn có thể đặt cho nó một giá trị khác (0,25 giây chẳng hạn). Cách làm như sau: gõ about:config > OK. Bấm phải chuột vào bên trong cửa số và chọn New > Integer. Đặt tên cho lệnh này là: content.switch.threshold bấm OK > điền 250000 vào ô giá trị. OK lần nữa để hoàn tất quá trình.
4. Không gián đoạn
Bạn cũng có thể khiến Firefox hoạt động nhanh hơn nữa giống như trên nhưng bằng một thủ thuật khác. Lần này là yêu cầu Firefox tải về toàn bộ trang. Hãy thử và cảm nhận.
Vẫn tiếp tục nhập about:config vào thanh địa chỉ. Bấm phải chuột và chọn New > Boolean. Đặt tên lệnh là: content.interrupt.parsing > OK > đặt giá trị là False > OK lần nữa để kết thúc.


5. Chặn các flash
Flash là thành phần gần như trang web nào cũng có. Chúng là công cụ quảng cáo hay trang điểm cho website là chính nhưng lại khiến công việc của chúng ta chậm chạp đi. Có một giải pháp rất đơn giản giúp xóa đi sự phiền hà này: tải về và cài đặt chương trình Flashblock (tại địa chỉ: flashblock.mozdev.org).
Nhưng đôi khi bạn vẫn muốn xem một đoạn flash nào đó thì sao? Chỉ việc bấm vào biểu tượng của chương trình và tải đoạn flash mà bạn muốn rồi xem như bình thường.
6. Tăng dung lượng bộ nhớ đệm
Nếu chiếc PC của bạn có bộ nhớ RAM lớn (từ 2 GB trở lên) hãy mở rộng bộ nhớ đệm cho Firefox để những lần sau lướt web nhanh hơn.
Nhập about:config > OK. Bấm chuột phải rồi chọn New > Integer > đặt tên: browser.cache.memory.capacity > OK > nhập giá trị 65536 > OK. Khởi động lại Firefox để kích hoạt bộ nhớ mới.
7. Kích hoạt TraceMonkey
TraceMonkey là tính năng mà Mozilla mới phát triển cho phép chuyển đổi các đoạn mã Javascript tốc độ chậm thành các đoạn mã x86 siêu tốc. Tính năng thực chất vẫn chưa chính thức được áp dụng trong Firefox vì Mozilla vẫn đang thử nghiệm nhưng nếu bạn là người thích khám phá cái mới và đi trước người khác thì cũng nên thử một lần cho biết.
Tải tính năng mới này tại địa chỉ: ftp://ftp.mozilla.org/pub/firefox/nightly/latest-trunk/ . Cài đặt chương trình sau đó nhập about:config vào thanh địa chỉ > OK. Nhập JIT vào ô filer box. Kích đúp chuột vào các dòng lệnh: javascript.options.jit.chrome và javascript.options.jit.content để đưa giá trị của chúng về “True”. Bây giờ bạn đã có thể tận hưởng cỗ máy Javascript tân tiến nhất của Firefox.
8. Nén dữ liệu
Nếu bạn có một đường truyền tốc độ chậm khiến Firefox chẳng mấy khi hoạt động “ngon lành” hãy thử dùng sự hỗ trợ của một ứng dụng có tên là toonel.net (tải về tại trang toonel.net). Đây là một ứng dụng Java tự động chuyển băng thông của bạn về server của nhà sản xuất toonel.net, nén toàn bộ dữ liệu lại và sau đó trả về cho bạn. Ứng dụng này khá hữu ích với những người đang dùng thuê bao Internet theo dung lượng vì dữ liệu tải về sẽ ít hơn và tốc độ tải trang vì thế cũng nhanh hơn giúp bạn tiết kiệm chi phí hàng tháng.
Điều cần lưu ý duy nhất khi sử dụng chương  trình này là nó sẽ nén cả những bức ảnh có định dạng JPEG khiến ảnh có chất lượng thấp hơn và xấu hơn.