Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Mấy vần thơ

Lang thang từ mấy vần thơ về mẹ
Tôi cóp nhặt yêu thương cho mình
Thương yêu nhiều nhưng trả được bao nhiêu ...
-------------------------------------------------
Con ơi! khi con còn thơ dại
Mẹ đã mất rất nhiều thời gian
Mẹ dạy con cầm thìa, dùng đũa ăn cơm
Mẹ dạy con buộc dây giày, chải tóc, lau nước mũi
Những kỉ niệm mẹ con mình sống bên nhau
làm mẹ nhớ thương da diết
Vì thế, khi mẹ chóng quên, mẹ chậm lời
Con hãy cho mẹ chút thời gian
Cho mẹ suy nghĩ thêm
Cho dù cuối cùng ngay cả định nói gì...
Mẹ cũng quên....

Con ơi! con quên là mẹ đã tập cho con
Con mới thuộc khúc đồng giao đầu đời
Con nhớ không mỗi ngày mẹ đáp
Nên nếu mẹ lỡ kể nhiều lần câu chuyện món răng
Ngâm nga những khúc ru con thời bé
Xin con tha thứ cho mẹ
Xin con cho mẹ chìm trong những hồi ức ấy nhé
Xin con đáp lời mẹ kể những chuyện vụn vặt trong nhà!

Con ơi giờ mẹ thường quên cài nút áo, xỏ dây giày
Ăn cơm vãi đầy vạt áo
Chải đầu tay bần bật run
Đừng giục giã mẹ
Xin con nhẫn nại chút và dịu dàng thêm
Mẹ chỉ cần có con ở bên
mẹ đủ ấm

Con ơi giờ mẹ chân đi không vững, nhấc không nổi bước
Mẹ xin con nắm tay mẹ,
Dìu mẹ, chậm thôi
Như năm đó
mẹ dìu con đi những bước đầu đời...
---------------------------------------------

mẹ nhận về hài cốt đứa con trai
một nắm xương không còn nguyên vẹn
ngày anh đi tuổi vừa tròn mười tám
mũ tai bèo vành vạnh vầng trăng
bảy mươi tuổi, đời mẹ nhiều dâu bể
khóc chồng con cạn kiệt đắng cay
mẹ chợt thốt lên run rẩy:
"sao mười ngón tay?"
mẹ cố xếp đi xếp lại
vẫn không tin một ngón tay thừa
thằng Út chặt dừa mất ngón cái
bây giờ nhớ lại mẹ còn đau
nắng sông Tiền bữa ấy liêu xiêu
phù sa đỏ đôi bờ mịn cát
nén hương thơm và hoa trái ngọt
cho đứa con không tên - thằng Út quê nhà
tôi sững lặng trước trái tim người mẹ
thằng Út nào cũng máu thịt sinh ra
-------------------------------------------
Ai có hiểu dòng đời trôi nghiệt ngã
Chuyện tình yêu như sương khói mong manh
Tôi yêu người, người đi yêu kẻ khác
Kẻ yêu tôi lại chẳng nhận được gì !
---------------------------------------------------------------
Tuổi trẻ cuộc đời mẹ dành hết cho con
Con lớn lên trong no ấm vẹn tròn
Bố vội về, gánh nặng trĩu đôi vai
Mẹ tảo tần vất vả những sớm mai

Đi bước nữa?
Không!
Dù lạnh lùng hiu quạnh những đêm thâu
Dù không người chia sẻ những thương đau
Vết nhọc nhằn hằn lên đôi tay mẹ
Giông bão trong đời đôi tay mẹ chở che

Nhớ những lần con lên cơn sốt
Trong khuya vắng lòng mẹ như lửa đốt
Bát cháo hành con xì xụp dần vơi
Mồ hôi nhễ nhại, con thấy mắt mẹ cười

Mồ hôi con - những giọt sương trong trắng

Mồ hôi mẹ là cơn mưa, ôi cay đắng
Tưới đời con một vườn hoa nở
Nhiều ngang trái khiến mẹ buồn, trăn trở

Mẹ giúp người, người lấy oán báo ân

Cuộc đời mẹ chìm nổi đã bao lần
Trong bể khổ bao lần mẹ chới với
Con thương mẹ nhiều, nhiều lắm mẹ ơi

Dù chẳng khi nao con nói bằng lời
Dù con cười trong những lần mẹ khóc
Gắng vươn lên đời con tươi sáng
Thỏa lòng mẹ bao năm tháng chờ mong
-----------------------------------------
Khi con kể với mẹ về một người con trai
Người con trai đầu tiên vì con làm một bài thơ
Mẹ thấy trong mắt con lấp lánh nghìn tia nắng
Nhưng con nói rằng chỉ để vui mà thôi

Khi con kể với me về một người con trai
Người ấy vì con làm những điều ngờ nghệch
Tiếng con cười vẫn còn trong vắt
Nhưng con không giấu nổi ai chút xao xuyến lòng mình

Khi con kể với mẹ về một người con trai
Về tất cả cái hay và những điều còn dở
Buổi chiều ấy trời bỗng xôn xao gió
Khi mắt con nghiêng về phía xa xăm

Khi con kể với mẹ về một người con trai
Có lúc con cười, cũng có lần con khóc
Một chút thôi và dù con cố giấu
Mẹ cũng hiểu rằng con gái mẹ đã yêu
---------------------------------------
Lời ru của mẹ

Lời ru ẩn nơi nào
Giữa mênh mang trời đất
Khi con vừa ra đời
Lời ru về mẹ hát

Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn
Trong giấc ngủ êm đềm
Lời ru thành giấc mộng

Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai
Ra bờ ao rau muống

Và khi con đến lớp
Lời ru ở cổng trường
Lời ru thành ngọn cỏ
Đón bước bàn chân con

Mai rồi con lớn khôn
Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát
Lúc con lên núi thẳm
Lời ru cũng gập ghềnh
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông.
_-----------------------------------------------
Con sẽ không đợi một ngày kia
Khi Mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi Mẹ già nua
Mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
Ai níu nổi thời gian , ai níu nổi ??
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn .....
-------------------------------------------------
Ngày ta chào Mẹ ta đi.
Mẹ ta thì khóc, ta đi ta cười.
- Mười năm rồi lại thêm mười…
Ta về ta khóc Mẹ cười, lạ không!
- “Ông là ai thế? Tôi chào ông”
Mẹ ta trí nhớ trả hư không rồi.
- Mẹ thành đứa trẻ ngồi chơi,
Ta thành ông lão đứng cười…huhu!
-------------------------------------

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Kế hoạch săn việc khi chưa tốt nghiệp


Bạn sắp tốt nghiệp đại học? Khi chuẩn bị bước vào cuộc sống thực tiễn, hãy nhớ nằm lòng những lời nói đầy trí tuệ của nhà bác học Thomas Edison: “May mắn sẽ tới khi cơ hội gặp gỡ sự chuẩn bị”.

Mặc dù vẫn có những người tìm được cơ hội việc làm ổn định mà chẳng tốn quá nhiều công sức, nhưng đa phần sinh viên mới tốt nghiệp đều phải làm việc vất vả để có thể chọn được công việc ổn định. Hãy tận dụng những ngày ít ỏi còn lại trước khi ra trường để tăng lợi thế cho bạn bằng cách áp dụng 10 bước tìm kiếm việc làm sau đây nhé:

1. Viết đơn xin việc rõ ràng, chính xác

Một vài sinh viên mới ra trường cố gắng khỏa lấp sự thiếu hụt kinh nghiệm bằng cách “tống” vô tội vạ những lời lẽ bóng bảy vào hồ sơ xin việc. Số khác lại dùng font chữ thật to hoặc giãn dòng gấp 3 bình thường để bản resume trở nên ấn tượng hơn theo suy nghĩ của họ. Bạn hãy bỏ qua những mưu chước sơ đẳng này đồng thời quên luôn cả những từ đồng nghĩa có vẻ màu mè, diêm dúa đi. Một hồ sơ xin việc được viết ngắn gọn, nhẹ nhàng với ngôn ngữ chính xác, sáng sủa sẽ tốt hơn nhiều so với một cái đầy rẫy những cụm từ hoa mỹ và rẻ tiền.

2. Chau truốt hồ sơ xin việc

Lẽ dĩ nhiên, hồ sơ xin việc của bạn sẽ được chuyển tới nhà tuyển dụng, vì thế, hãy đảm bảo nội dung của nó phải được tổ chức thật rõ ràng và không có lỗi. Nếu ở đại học, thầy giáo có thể châm trước các lỗi chính tả cho bạn thì với nhà tuyển dụng, đó lại là điều không thể tha thứ. Vì vậy, bạn hãy kiểm tra lại hồ sơ thật kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến của bạn bè, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp trong cả vấn đề nội dung và sự rõ ràng, rành mạch của hồ sơ.

3. Tùy biến hồ sơ xin việc

Nếu bạn đã có sẵn một bộ hồ sơ xin việc dày dặn và đầy đủ thông tin cần thiết gửi tới nhà tuyển dụng, hãy “tùy biến” nó thật hợp lý với từng công ty bạn ứng tuyển. Điều này nghe có vẻ hơi vô lý, nhưng đây lại là bước rất hệ trọng. Hãy nghiên cứu tìm hiểu về công ty bạn nộp đơn, lưu ý tới những từ ngữ họ sử dụng trong thông báo tuyển dụng và tùy cơ sử dụng khi thích hợp. Hãy nhấn mạnh những ưu điểm của bạn sao cho phù hợp và liên quan nhiều nhất tới vị trí công việc đang ứng tuyển. Chẳng hạn, với vị trí này, có thể bạn phải nhấn mạnh các kỹ năng sử dụng phần mềm, nhưng với vị trí khác, bạn lại phải khẳng định kỹ năng thương thuyết và tinh thần làm việc nhóm của bạn, v.v..

4. Đừng quên thư xin việc

Bạn cho rằng việc viết thư xin việc là thao tác đã lỗi thời ư? Hãy nghĩ lại. Theo một cuộc điều tra của Robert Half, có tới 91% nhà tuyển dụng được phỏng vấn đã cho biết, thư xin việc là yếu tố rất có giá trị khi họ đánh giá về ứng viên. Thư xin việc cần chứng tỏ sự hiểu biết của bạn về công ty và mở rộng thêm về những ưu điểm vượt trội nhất của bạn. Hãy nghĩ tới nó như một sự đề dẫn cho hồ sơ xin việc của bạn. Chỉ với độ dài chừng 2 hoặc 3 đoạn, một bức thư xin việc có thể được viết khá nhanh, vì vậy, bạn không có lý do gì để bỏ qua nó.

5. Đánh bóng hình ảnh trên mạng Internet của bạn

Bạn hãy hình dung nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm thêm thông tin về bạn trên Internet. Do đó, hãy dọn dẹp những “rác rưởi” của bạn còn rải rác đâu đó trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter hay blog. Theo đó, bạn hãy xóa bỏ những nội dung gây ngờ vực cho người đọc và thiết lập lại các cài đặt bảo mật cá nhân.

6. Chia sẻ rộng rãi nhu cầu tìm việc của bản thân

Có một sự thật trong câu nói, “việc bạn bạn biết gì không quan trọng, quan trọng là bạn biết ai”. Nhưng tất nhiên mọi người sẽ chẳng thể giúp gì được bạn nếu họ không biết các mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Do đó, đừng chờ đợi tới khi có được tấm bằng trong tay rồi mới nói ra điều đó. Hãy trò chuyện với tất cả những ai có thể, các thành viên trong gia đình lớn, bạn bè, hàng xóm, các chuyên gia tư vấn và thậm chí là một ai đó thân thiện ngồi cạnh bạn ở một điểm công cộng nào đó về chuyện tìm kiếm việc làm của bạn. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết ai sẽ đưa tới cho bạn những thông tin quý báu và giá trị cho sự nghiệp của mình.

7. Tiếp cận các công ty cung cấp nhân sự

Các chuyên gia cung cấp nhân sự thường biết rất rõ những vị trí cần tuyển dụng không được công bố rộng rãi và tất nhiên, bạn cũng sẽ chẳng bao giờ được nghe nhắc tới. Họ có thể giúp bạn định hướng chính xác nỗ lực tìm việc với các cơ hội nhiều hứa hẹn, giúp bạn tăng cường khả năng tiếp thị bản thân và kỹ năng chuẩn bị cho phỏng vấn. Hơn nữa, họ cũng có thể mách bạn những công việc tạm thời để tích lũy thêm kinh nghiệm nghề nghiệp và thiết lập các mối quan hệ trọng yếu để bạn tìm kiếm một vị trí vững chắc về sau.

8. Dành thời gian cho giao lưu, gặp gỡ

Mặc dù Internet giúp chúng ta có được cách thức liên hệ với người khác rất dễ dàng nhưng những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp theo truyền thống vẫn rất quan trọng. Bạn hãy tham gia các cuộc hội họp trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình, các tổ chức doanh nghiệp chung ở thành phố và các nhóm, hội trong trường. Hãy coi đó là những cách giúp bạn rèn luyện và phát triển không chỉ những kiến thức nghề nghiệp nền tảng mà còn là những thành tựu và mối quan tâm tới sự nghiệp của bạn.

9. Tìm kiếm những người ủng hộ bạn

Các nhà tuyển dụng tận tâm có thể sẽ muốn có thêm những nguồn thông tin tham khảo về ứng viên của họ. Bạn đừng chờ tới phút cuối mới cuống cuồng đi tìm người giúp mình trong việc này, hãy lên kế hoạch và thực hiện ngay từ lúc chưa ra trường. Hãy chọn ra từ 3 đến 5 người có thể nói những điều họ hiểu biết và đầy thiện chí về bạn, về những ưu điểm của bạn. Đó có thể là người từng quản lý bạn trong công việc part-time hay trong những công việc bạn đã tham gia trại hè, một nhà điều phối thực tập sinh, một nhà quản lý ở trường đại học hay một giáo sư bạn có quan hệ tốt. Nếu họ ưng thuận, bạn có thể gửi họ một bản sao hồ sơ xin việc và cho họ biết vị trí công việc cũng như công ty bạn đang hướng tới. Hãy nhớ thường xuyên thông báo cho những người đó về quá trình tìm việc của bạn sau khi ra trường.

10. Hãy biết cảm ơn

Cuối cùng, bạn hãy đầu tư một hộp lớn gồm những tấm thiệp cảm ơn và gửi đi khi cần thiết. Biết bày tỏ lòng biết ơn chân thành với những người giúp bạn trong sự nghiệp là một thái độ cho thấy sự lịch thiệp của bạn. Thêm nữa, trong một thời đại người ta chỉ quen với email và tin nhắn, một tấm thiệp viết tay đầy ý nghĩa sẽ tạo nên ấn tượng rất tích cực. Và khi ai đó cảm thấy họ được trân trọng, họ sẽ tiếp tục muốn giúp đỡ bạn nhiều hơn.

4 cách để lựa chọn nghề nghiệp thật chính xác

Lựa chọn nghề nghiệp không chỉ đơn thuần là tìm một công việc đem lại thu nhập bởi đôi khi nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của bạn sau này. Nếu còn chưa rõ về nghề nghiệp tương lai, sau đây là 4 cách giúp bạn đưa ra quyết định chính xác.

Với không ít người mới đi làm tìm việc thường đơn giản là làm sao để có được một chỗ làm phù hợp với khả năng, có thể đem lại thu nhập để trang trải cuộc sống. Nhu cầu có việc làm càng sớm càng tốt đôi khi khiến họ quyết định nhanh chóng và quên mất rằng nghề nghiệp không đơn giản là những gì họ làm mà còn có thể là một ngã rẽ quan trọng trong cuộc đời. Do đó cần có những cân nhắc và suy xét trong dài hạn. Sau đây là một vài gợi ý hữu ích giúp bạn lựa chọn đúng hướng.

Mỗi nghề bạn chọn có thể là một ngã rẽ với cuộc đời

1. Nghề nghiệp không chỉ là một công việc


Khi đánh giá về một cơ hội việc làm, một thực tế thường thấy là nhiều người quá chú trọng đến những yếu tố ngắn hạn như: chức vụ, quyền hạn, mức lương, thưởng, giờ giấc...Nếu bạn là người không tham vọng và mục tiêu chỉ là tìm một công việc thì có thể như vậy là đủ. Tuy nhiên nếu là người có tài năng hoặc hoài bão lớn, có lẽ bạn nên xem xét một cách rộng hơn.

Tất nhiên không có gì sai khi cố gắng đàm phán để có được quyền lợi tốt nhất, nhưng hãy nhớ rằng quyền lợi không chỉ là lương. Đó còn là cơ hội phát triển bản thân, khả năng thăng tiến, cổ phiếu thưởng, những quyền lợi khác…Chức danh cũng quan trọng nhưng chủ yếu vì nó có thể giúp bạn đạt được mức đãi ngộ cao hơn. Liệu cơ hội bạn đang muốn nắm lấy có giúp bạn đạt được điều đó?

Hãy coi công ty bạn muốn ứng tuyển giống như một chiếc máy bay. Liệu họ có thể giúp bạn đến được vị trí trong xã hội mà bạn mong muốn? Nếu một ngày nào đó rời công ty con đường sự nghiệp của bạn còn dài hay ngắn? Bạn mong muốn một mức “lợi tức” ra sao cho những thời gian và công sức mình đầu tư? Nếu có thể trả lời những câu hỏi này thì bạn đã có một định hướng rõ ràng về sự nghiệp của mình.

2. Đánh giá công ty như một chuyên gia tài chính

Trước mỗi quyết định đầu tư, các chuyên gia tài chính luôn suy xét kỹ lưỡng về năng lực, triển vọng của một công ty để đảm bảo rằng số tiền mình bỏ ra sinh lời cao nhất. Và nếu có ý định gắn bó lâu dài với một công ty, bạn cũng nên cân nhắc kỹ như vậy.

Một số câu hỏi cần được đặt ra đó là: Trong lĩnh vực đang hoạt động công ty đó có được định hướng để trở thành người dẫn đầu hay không? Họ có tập trung vào những mục tiêu phù hợp bằng những chiến lược phù hợp không? Nền tảng của đội ngũ lãnh đạo ra sao? Trước đây họ đã từng thành công hay chưa? Tình hình tài chính của công ty ra sao? Giá trị thị trường như thế nào?...Nếu bạn không đủ khả năng hoặc không có cơ hội để tiếp cận thông tin hãy hỏi những người có kinh nghiệm mà bạn biết hoặc hỏi chính người phỏng vấn.

3. Liệu công ty đó sẽ giúp bạn thành công hay thất bại?

Có lẽ đã không ít lần bạn được bảo rằng hãy xác định xem công ty đó và vị trí đó có phù hợp với bạn hay không. Nhưng khái niệm phù hợp đôi khi thật mơ hồ. Thay vào đó, bạn nên cân nhắc những khía cạnh cụ thể hơn như: liệu chuyên môn, kinh nghiệm và phong cách của mình sẽ bổ sung được gì cho bộ phận/phòng ban đó? Họ có cần một nhân viên như bạn và bạn có đủ khả năng đáp ứng những gì họ mong muốn khi tuyển dụng hay không?

Ngoài ra bạn cũng cần cân nhắc về mức độ thực tế của những kỳ vọng mà công ty đặt ra với vị trí bạn định ứng tuyển. Nếu họ kỳ vọng quá nhiều công việc của bạn sau này sẽ rất áp lực. Ngược lại, có lẽ bạn sẽ không được coi trọng.

4. Hãy làm những gì bạn thực sự đam mê

Về lâu dài, một người sẽ dễ thành công hơn khi công việc họ làm chính là những gì họ thích thay vì phải cố gắng chạy theo sự dẫn dắt của ai đó. CEO quá cố của Apple Steve Jobs từng phát biểu trong lễ khai giảng của đại học Stanford rằng:

“Thời gian của bạn là có hạn, vậy nên đừng lãng phí nó để sống một cuộc sống của ai đó. Đừng để những mách bảo của bản thân bị nhấn chìm bởi quan điểm của những người khác”.

Đó là một triết lí rất đúng đắn. Cách duy nhất để đạt được những thành công lớn đó là làm những gì bạn thực sự đam mê. Nếu vẫn chưa tìm ra điều đó là gì, hãy tiếp tục khám phá, đừng dừng lại.
Theo Dân Trí

10 việc nên làm khi thất nghiệp


Bạn đang thất nghiệp và lo lắng rằng một ngày nào đó đi xin việc sẽ bị nhà tuyển dụng từ chối bởi lý lịch không mấy sáng sủa. Dưới đây là những gợi ý nếu bạn “không may” đang bị thất nghiệp.

Gần đây, một cuộc khảo sát do trang web CareerBuilder.com triển khai trên quy mô 3.023 người từ năm 2009 tới năm 2011 đã chỉ ra rằng, phần lớn các nhà tuyển dụng sẽ cảm thông với hoàn cảnh của những người đang là nạn nhân của tình trạng thất nghiệp.

Ông Rosemary Haefner - Phó chủ tịch nhân lực tại công ty CareerBuilder chia sẻ: “Phải mất tới 6 tháng hoặc lâu hơn để một công nhân thất nghiệp tìm được việc làm. Khoảng trống thời gian khá dài đó khi được kê khai vào hồ sơ cá nhân có vẻ gây ảnh hưởng tiêu cực tới cơ hội của họ trước các nhà tuyển dụng".

Tuy nhiên, cuộc khảo sát đã chứng minh điều ngược lại. Nếu bạn biết cách dùng quãng thời gian thất nghiệp cho các hoạt động phù hợp thì chắc chắn vốn kinh nghiệm và năng lực của bạn vẫn tiếp tục được cải thiện. 85% các nhà tuyển dụng hiểu rõ khoảng cách năng lực của những công nhân thất nghiệp hậu suy thoái. 94% khẳng định sẽ không đánh giá thấp những người từng thất nghiệp.

Điều này không có nghĩa là bạn chỉ việc ngồi một chỗ và chờ đợi một ông chủ giàu lòng cảm thông ban phát cho bạn một công việc tốt. Hãy tham gia các hoạt động cộng đồng trong lúc nhàn rỗi như tình nguyện, lao động công ích, đến các khoá học tập thể để củng cố năng lực của bản thân”.

Dưới đây là danh sách những việc nên làm giành cho người thất nghiệp.

1. Nhận làm hợp đồng hay các công việc mang tính tạm thời

75% các chuyên gia trên lĩnh vực tuyển dụng khuyên người lao động làm các công việc tạm thời hay các hợp đồng ngắn hạn. Chìa khoá của thành công đó là cho người khác thấy bạn đang làm việc. Nếu bạn phát huy tốt năng lực cá nhân và đem lại hiệu quả cao trong công việc dù là không cố định ấy thì không ông chủ nào lại từ chối một vị trí lâu dài giành cho bạn.

2. Tham gia một lớp học

61% các giám đốc tuyển dụng cho rằng công nhân nên đi học trong thời kỳ khủng hoảng lao động. Việc tiếp tục học hỏi sẽ giúp bạn nâng cao tay nghề, năng lực và giữ cho các kỹ năng nghề nghiệp không bị mai một. Tham gia một khoá học trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi cũng là một bằng chững cho sự nghiêm túc với nghề và được các ông chủ đánh giá cao. Một thuận lợi nữa của việc đến các lớp học đó là bạn sẽ có cơ hội giao lưu, trao đổi với nhiều người khác.

3. Hoạt động tình nguyện

60% các nhà tuyển dụng khẳng định hoạt động tình nguyện khiến bạn trở nên hoạt bát và có khả năng hơn trong công việc. Bởi nếu bạn từng tham gia các hoạt động tình nguyện cho một vài đơn vị hay đoàn thể nào đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy được ở bạn nhân cách đạo đức và tiềm năng làm việc độc lập. Khi biết cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ người khác, tiền bạc có vẻ như không phải là tất cả đối với bạn. Chính điểm mạnh về nhân cách này là điều ghi điểm trong mắt các công ty đang có nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực.

4. Tự kinh doanh

28% các chuyên gia khuyên người lao động đang thất nghiệp tự tìm cách tạo dựng cho mình một sự nghiệp kinh doanh riêng. Song điều này sẽ không dễ dàng và cũng khá tốn thời gian. Tuy nhiên, dù hoài bão kinh doanh có không thành thì những cố gắng của bạn sẽ được các doanh nghiệp ghi nhận. Bởi trong thời kỳ nhàn rỗi, bạn vẫn làm việc bán thời gian hay toàn thời gian cố định để học hỏi các kỹ năng và tự phát triển mình. Nếu may mắn thì bạn sẽ không chỉ cứu chính mình mà còn mang lại công việc cho nhiều người khác.

5. Lập ra một blog cá nhân chuyên nghiệp

11% trong số chuyên viên nhân sự cho biết một blog cá nhân chuyên nghiệp có thể trở thành công cụ hữu ích để bạn quảng cáo hình ảnh của chính mình. Bởi nó tạo cho người xem cảm giác bạn là một chuyên gia trên lĩnh vực đang hoạt động. Blog cá nhân cũng giúp bạn khẳng định đam mê nghề nghiệp, trao đổi học hỏi và gây chú ý hơn trước nhà tuyển dụng.

6. Mở rộng các mối quan hệ cá nhân

Nếu có ai đó trong công ty giúp bạn gửi hồ sơ xin việc trong công ty thì khả năng được chấp nhận sẽ cao hơn rất nhiều. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối quan hệ cá nhân trong quá trình tìm kiếm việc làm hậu thất nghiệp. Cho nên, bạn hãy tích cực mở rộng danh sách liên lạc của mình thông qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Hãy cho bạn bè, người thân biết rằng bạn đang tìm việc làm và cần tới sự giúp đỡ của họ.

7. Theo dõi các nguồn tin tức về những ngành công nghiệp hay lĩnh vực đang có giá


Các chuyên gia của CareerBuild nhận định rằng công nghệ, kỹ thuật, y tế, kinh doanh và dịch vụ khách hàng là những mảng thị trường thu hút lao động lớn nhất toàn quốc. Người lao động nên theo dõi những nguồn tin tức liên quan để biết được các cơ hội việc làm và nhanh chân tham gia đăng tuyển.

8. Đầu tư thời gian cho những ý tưởng mới


Tại cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng, các ứng viên sẽ tạo ấn tượng tốt nếu thể hiện được những ý tưởng mang tính sáng tạo và có thể áp dụng vào thực tiễn như chiến dịch tiếp thị, dòng lợi nhuận mới hay tiết kiệm chi phí đầu tư. Khi bạn giành thời gian suy nghĩ và tìm ra những ý tưởng tuyệt vời, bạn sẽ trở nên thuyết phục trong mắt các ông chủ.

9. Tiếp cận với nhà tuyển dụng

Theo điều tra của CareerBuilder, 2/3 trong tổng số lao động không hề có bước tiếp cận nào với nhà tuyển dụng sau khi nộp đơn xin việc. Hãy khôn ngoan tiếp cận họ ngay sau cuộc phỏng vấn bằng một bức thư điện tử hay thư tay với mục đích thể hiện lòng biết ơn và sự yêu thích công việc cũng như khao khát được chọn vào vị trí họ đang tìm kiếm. Chắc chắn hồ sơ của bạn sẽ được nhà tuyển dụng chú ý nhiều hơn các ứng viên khác.

10. Dùng nhiều thuật ngữ chuyên ngành trong hồ sơ xin việc

Có lẽ nhiều người phải dành kha khá thời gian cho việc soạn thảo một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh. Đừng quên sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực lao động mà bạn đang tìm kiếm. Một số nhà tuyển dụng sàng lọc danh sách ứng viên bằng ứng dụng phân loại của các thiết bị công nghệ. Với nhiều thuật ngữ chuyên ngành, hồ sơ của bạn sẽ được các thiết bị đó dễ dàng phát hiện và xếp lên hàng đầu.

Cuối cùng, ông Haefners khẳng định rằng các hoạt động trên đây chắc chắn sẽ hỗ trợ lao động thất nghiệp rất nhiều trong quá trình chờ đợi một công việc mới. Khi họ có quyết tâm, tích cực thực hiện và duy trì động cơ nghề nghiệp vững vàng thì thành công sẽ tự tìm đến họ.

Marketing và lối ra trong khủng hoảng


Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng, danh mục cắt giảm đầu tiên mà doanh nghiệp thường nghĩ đến là marketing (tiếp thị), vì mọi người thường nghĩ rằng, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, người tiêu dùng nào cũng sẽ “thắt lưng buộc bụng” và chẳng mấy lưu tâm đến những sự kiện quảng bá hào nhoáng nữa. Lúc này, marketing sẽ là một thứ “xa xỉ phẩm”, chỉ gây ra tốn kém chứ không đem lại bất cứ hiệu quả nào. Thực tế có phải như vậy?

Tư duy lại vai trò của marketing

Lâu nay, suy nghĩ về marketing thường được “đóng khung” trong những lý thuyết đã trở thành kinh điển như 4P, 3C...; nhưng thực chất, xã hội và khách hàng hiện nay đã thay đổi rất nhiều.
Peter Drucker, người được xem là “cha đẻ” của quản trị kinh doanh hiện đại từng nói rằng: “Mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh là tạo ra khách hàng. Và chỉ có hai chức năng trong doanh nghiệp có thể làm được điều này, đó là marketing và sáng tạo (innovation)”.

Có thể thấy rằng, marketing không phải là một bộ phận “chỉ biết tiêu tiền” như người ta vẫn nghĩ.

Nếu như các bộ phận khác trong tổ chức chủ yếu tập trung vào việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận bằng cách lôi kéo, chăm sóc, duy trì những khách hàng hiện tại; thì nhiệm vụ của marketing lại là tạo ra khách hàng mới bằng cách “đánh thức” những nhu cầu mới nằm ngay trong tiềm thức của khách hàng nhưng họ lại chưa từng hình dung đến nó cho đến khi có tác động của marketing.

Đó là lý do tại sao Peter Drucker cho rằng marketing xứng đáng được xếp vào danh sách những bộ phận tạo ra lợi nhuận chứ không phải là bộ phận chi phí.

Tuy nhiên, trong bối cảnh của khủng hoảng kinh tế ngày càng trở nên căng thẳng và đặt áp lực lên vai doanh nghiệp mỗi ngày, rất nhiều tổ chức đã không thể giữ được tầm nhìn dài hạn đó.

Ngay cả những thương hiệu tầm cỡ thế giới như GM, Sears, Kodak, AT&T… cũng phải đối diện với việc đánh mất vị thế của mình do không thể tìm thấy một lối ra phù hợp. Tâm lý chung của những người làm marketing là cảm thấy bất lực và bối rối khi những “vũ khí” đã từng mang lại hiệu quả tột đỉnh trước đây bỗng dưng trở nên vô hiệu.

Phải chăng, đó chỉ là khó khăn tạm thời hay là hệ quả của mức độ cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt? Nên tạm thời “án binh bất động” đợi suy thoái qua đi hay đã đến lúc “trở mình” để thích nghi? Nên tiếp tục đầu tư để duy trì hay cắt giảm để tiết kiệm chi phí? Hàng loạt câu hỏi khiến những nhà lãnh đạo cảm thấy mình như rơi vào một “mê hồn trận” mà chẳng biết lối ra nào sẽ dẫn đến một chiến lược marketing phù hợp.

Lối ra nào trong giai đoạn khủng hoảng?

Trong lần tái bản cuốn “Quản trị Marketing” – cuốn sách được xem là “gối đầu giường” của dân marketing, cha đẻ marketing hiện đại Philip Kotler cũng đã phải cập nhật lại lý thuyết của mình cho phù hợp với bối cảnh mới.

Ông cho rằng: “Đừng xem chuyện suy thoái kinh tế chỉ là một giai đoạn tạm thời sẽ nhanh chóng qua đi mà phải nhìn nhận nó như là một thực tế hiển hiện và bình thường. Do vậy, hãy thay đổi cách làm marketing sao cho phù hợp với thực tế đó, chứ đừng bao giờ chỉ cắt giảm và ngồi đợi suy thoái qua đi”.

Lâu nay, suy nghĩ về marketing thường được “đóng khung” trong những lý thuyết đã trở thành kinh điển như 4P, 3C...; nhưng thực chất, xã hội và khách hàng hiện nay đã thay đổi rất nhiều. Để tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác là phải nhận thức rõ sự thay đổi này, để có thể đưa ra những cách nghĩ mới, cách làm mới thật sự hiệu quả.

Ví dụ, khi quảng cáo trên truyền hình không tạo được hiệu ứng tốt nữa, chúng ta thường vội vã kết luận rằng marketing không còn hiệu quả trong giai đoạn suy thoái rồi cắt giảm ngân sách.

Trong khi đó, tại sao chúng ta không thử chuyển sang các giải pháp truyền thông số/truyền thông xã hội mới như Blog, Webcast, Videocast, Postcast… để giải quyết vấn đề với chi phí thấp hơn rất nhiều, mà lại phù hợp với xu thế phát triển của xã hội?

Bên cạnh đó, vì marketing giữ vai trò thiết yếu trong việc tạo ra doanh thu tương lai cho cả tổ chức, nên không thể xem đó chỉ là một chức năng mang tính chuyên môn giao cho một bộ phận mà mà phải là công việc mang tính chiến lược, cần sự suy nghĩ và góp sức của cả tổ chức.

Nói cách khác, một chiến lược marketing hiệu quả chỉ được tạo ra khi quy trình hoạch định chiến lược đó có sự tham gia của các cấp lãnh đạo và các bộ phận có liên quan trong việc thu thập thông tin và xác định những hướng đi tiềm năng.

Đồng thời, đối tượng mà nó nhắm tới không chỉ là khách hàng mà gồm cả những ai có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như các nhà phân phối, nhà cung cấp, nhân viên, cổ đông và cộng đồng.

Và như vậy, marketing phải luôn là trung tâm của mọi sự thay đổi và bao quát được những vấn đề thực tế mới. Nếu thất bại trong việc chỉ ra được những thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt, marketing sẽ trở nên vô dụng, thậm chí ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh.

Nhưng nếu được thay đổi hiệu quả, nó sẽ là sợi dây vô hình gắn kết các mối tương quan trong và ngoài tổ chức. Điều này sẽ mang lại một lợi thế vô cùng lớn cho doanh nghiệp. Chính vì thế mà “Cha đẻ”của quản trị hiện đại đã một lần nữa khẳng định: “marketing đúng nghĩa sẽ là nơi phải tạo được khả năng bao phủ toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”.
Theo Vneconomy

Vấn đề tiền lương khi phỏng vấn !-Những điều nên và không nên khi đề nghị tăng lương

Việc có được mức lương như bạn mong muốn quả thực không hề dễ dàng bởi nhà tuyển dụng có thừa "bí quyết" trong cách đàm phán, thuyết phục ứng viên. Vì thế, ứng viên cần cẩn thận từ cách lựa chọn ngôn ngữ, giữ thái độ bình tĩnh đến việc trình bày mong muốn cá nhân một cách mạch lạc.Sau đây là những mẹo nhỏ giúp bạn dễ ứng phó hơn với các câu hỏi liên quan đến vấn đề tiền bạc:
 
- Mức lương sẽ thương lượng sau
 
Diane Barowsky - một người làm việc trong lĩnh vực điều hành tuyển dụng cho rằng, ứng viên không nên đưa ra những thông tin về tiền lương ngay trong hồ sơ xin việc, kể cả mức lương quá khứ hay mong muốn hiện tại mà nhà tuyển dụng yêu cầu.
 
"Khi bạn bỏ qua thông tin này, bạn lo lắng nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua hồ sơ của bạn. Nhưng thực ra, để trống lúc này là đúng bởi bạn chưa biết cụ thể phạm vi công việc, trách nhiệm của mình như thế nào". Để lấp vào những chỗ trống, hãy đưa ra đề nghị "thương lượng".
 
- Cẩn thận khi nhắc đến công việc và mức lương hiện tại
 
Với câu hỏi về công việc và mức lương hiện tại, nhà tuyển dụng muốn biết bạn có những kỹ năng phù hợp với vị trí họ đang cần hay không và liệu đưa ra mức lương bao nhiêu thì bạn sẽ chấp nhận. Ở vị trí nhà tuyển dụng, càng thương lượng mức lương thấp càng tốt. Tuy nhiên, việc so sánh với công việc, mức lương hiện tại để quyết định vấn đề ở công ty mới nhiều khi không đem lại lợi ích cho bạn. Mức lương hiện tại không phản ánh những gì bạn nên được hưởng ở vị trí đang ứng tuyển.
 
Theo Barowsky, ứng viên nên trả lời rằng: "Những gì tôi đang làm không quan trọng, điều quan trọng là tôi có đủ kỹ năng đáp ứng tốt công việc này không. Và tôi muốn nói rằng, tôi tự tin mình có đủ năng lực, kinh nghiệm để giải quyết tốt công việc được giao".
 
Barowsky phân tích thêm, nếu mức lương hiện tại của bạn đang ở mức thấp, câu trả lời trung thực sẽ chống lại bạn trong quá trình đàm phán lương. "Bạn thử hình dung xem điều gì sẽ xảy ra nếu bạn làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận và được hưởng mức lương thấp hơn mức mà lẽ ra ứng viên có kỹ năng, kinh nghiệm đáng được hưởng? Bạn có thể được trả mức lương thấp hơn so với những người khác ở vị trí tương đương". Đó là lý do tại sao bạn nên cân nhắc khi trả lời câu hỏi về mức lương trong quá khứ.

- Đừng hấp tấp đưa ra mức lương cụ thể khi phỏng vấn
 
Khi nói chuyện với ứng viên, nhà tuyển dụng đã chuẩn bị sẵn một con số cụ thể về mức lương sẽ trao đổi. Barowsky cho rằng, "họ có những thông tin riêng mà bạn không hề biết và tự họ sẽ ấn định mức lương sẽ đàm phán với bạn. Nếu bạn vội vàng đồng ý, bạn dễ gặp sai lầm khi phát hiện ra mức lương đó thấp hơn những vị trí tương đương ở công ty và không tương xứng với những đóng góp của bạn". Bởi vậy, điều quan trọng là phải tìm ra phạm vi dao động trước khi bạn quyết định đưa ra mức lương mong muốn.
 
"Tốt nhất là nên tham khảo trước những vị trí tương đương và tìm hiểu mức lương họ được hưởng. Bất kỳ công việc nào, bạn cũng nên thương lượng mức lương cao hơn những gì bạn phải làm ít nhất là 10%-20%".
 
- Nghiên cứu kỹ về mức lương tương ứng
 
Để không bị "hớ" khi đàm phán mức lương với nhà tuyển dụng, bạn nên nghiên cứu thật kỹ mức thu nhập của những người khác làm việc trong cùng lĩnh vực với bạn. Nếu không thể tìm hiểu qua người thân, bạn bè, hãy liên hệ với các tổ chức tư vấn nghề nghiệp chuyên nghiệp và tham khảo kết quả những cuộc khảo sát hằng năm của họ.
 
Ngoài ra, bạn có thể tra cứu thông tin qua Internet để tìm hiểu những gì người khác đang làm và được hưởng trong ngành công nghiệp bạn dự định tham gia.
 
- Suy nghĩ kỹ trước khi quyết định
 
Nếu nhà tuyển dụng có nhu cầu liên hệ với công ty cũ để xác minh mức lương bạn từng được hưởng, bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Liệu bạn có muốn làm việc với những người không thực sự tin tưởng bạn, những người thường xuyên là mối đe dọa bạn...
 
Mức lương là vấn đề quan trọng, nhưng điều cần thiết không kém là bạn muốn được tôn trọng, được tin tưởng. Vì thế, khi nhà tuyển dụng có vẻ "lửng lơ" với bạn để tìm hiểu thêm thông tin, bạn nên cho họ hiểu rằng, làm việc cùng nhau cần có sự tin tưởng, cùng gắn bó, phát triển để xây dựng con đường sự nghiệp thành công, cũng như đem lại thành tích đáng kể cho công ty

Theo Tạp chí Công sở



Những điều nên và không nên khi đề nghị tăng lương
Đề nghị tăng lương là một việc làm khá "nhạy cảm". Nhiều người thậm chí ngại hoặc sợ đến nỗi không dám mở lời với sếp và chấp nhận khoản tiền lương nhận được dù cảm thấy mình xứng đáng được hơn thế.
Nên đề nghị tăng lương nếu thấy mình xứng đáng nhận được nhiều hơn mức lương hiện tại.

Nếu cảm thấy mức lương hiện tại không tương xứng với công sức mình bỏ ra, bạn có thể thẳng thắn trình bày vấn đề với sếp bởi đó là quyền lợi của bạn. Nhưng hãy nhớ rằng để đạt được mục đích, bạn cần dứt khoát nhưng cũng phải khéo léo.

Các chuyên gia nghề nghiệp đã đưa ra một số lời khuyên nên và không nên khi đề nghị tăng lương, góp phần giúp bạn nhận được mức lương xứng đáng:

Nên:

-         Đề nghị tăng lương nếu thấy mình xứng đáng nhận được nhiều hơn mức lương hiện tại

-         Lập một kế hoạch và chiến lược đề nghị tăng lương cụ thể, bao gồm tìm hiểu các bước đề nghị ra sao, quá trình thương lượng, thời điểm lý tưởng gặp mặt sếp...

-         Thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách thực hiện lời đề nghị

-         Tìm hiểu cụ thể chính sách về lương và tăng lương của tổ chức

-         Xác định chính xác giá trị, đóng góp của mình cho công ty. Và sử dụng chúng như một công cụ thương lượng lương.

-         Tìm hiểu mức lương giới hạn bạn có thể thương lượng

-         Linh hoạt với những giá trị thêm khác như trợ cấp, hoa hồng thay vì chỉ khăng khăng tăng tiền lương, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn và công ty đang thắt chặt tiền tệ.

-         Tập trung vào mức lương mình xứng đáng nhận được

-         Lập một danh sách những giá trị, thành công và đóng góp của bạn tới phòng ban và công ty của mình

-         Nói chuyện thẳng thắn với sếp trực tiếp để bày tỏ nguyện vọng của bạn

-         Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có kinh nghiệm, người cố vấn trong công ty

-         Hỏi lý do rõ ràng và xin lời khuyên để bạn có thể tăng lương cho lần sau nếu đề nghị lần này của bạn bị từ chối

Không nên:

-         Ngại ngùng không dám đề nghị tăng lương

-         Cầu xin, kể lể, khóc lóc, giận dữ, đe dọa khi đề nghị tăng lương với công ty

-         Tập trung vào mức lương bạn mong muốn

-         Yêu cầu tăng lương ở mức phi thực tế

-         Cho rằng mình sẽ được tự động tăng lương nếu làm tốt

-         Liên tục đề nghị tăng lương

-         Tuyệt vọng hay nghĩ ngay tới " nhảy việc" khi lời đề nghị của mình bị từ chối. Bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào.
Theo Dân Trí 





“Nuôi dưỡng” sự sáng tạo trong công việc

Trích từ nguồn: Cẩm nang nghề nghiệp-kiếm việc.com

Khi làm việc trong môi trường nhiều áp lực hay khi công việc trở nên quá quen thuộc vì nhiệm vụ hàng ngày lặp đi lặp lại, sự sáng tạo của bạn có thể bị suy giảm.

Đây là một vấn đề nghiêm trọng, bởi nếu không có những ý tưởng mới, con đường phát triển sự nghiệp phía trước của bạn sẽ bị chậm lại. Dưới đây là những biện pháp giúp bạn duy trì và nuôi dưỡng sự sáng tạo trong công việc:

Dành thời gian nghỉ ngơi

Hãy tận dụng ngày nghỉ cuối tuần để đi du lịch và ngủ. Trong việc hình thành tư duy và bồi đắp sự sáng tạo, thời gian nghỉ ngơi cũng quan trọng không kém lúc làm việc. Nếu không có thời gian xa rời bàn làm việc, cơ thể và tinh thần của bạn sẽ suy sụp, năng suất làm việc tất nhiên sẽ giảm sút và hiệu quả không cao. Vì vậy, thay vì cứ đắm chìm trong không gian chật hẹp hiện tại, hãy dành thời gian để thư giãn, đi tới nơi mới và gặp gỡ những con người mới. Chắc chắn, đầu óc bạn sẽ thông thoáng hơn để suy nghĩ một cách sáng tạo và mới mẻ hơn.

Thử sức với sự khác biệt

Cùng với việc nghỉ ngơi, hãy để não bạn tái nạp năng lượng và hấp thụ thông tin theo một cách mới. Hãy tìm kiếm những suy nghĩ khác so với cách bạn thường nghĩ. Chẳng hạn, thay vì trung thành với một thể loại sách, chỉ xem phim nội địa hay làm những việc lặp đi lặp lại, bạn hãy thử thách với các loại hình khác. Tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ hơn: phim nước ngoài, sách cổ hoặc hiếm, bảo tàng lạ, triển lãm những vật sáng tạo hay các buổi hòa nhạc không mấy tên tuổi…

Những ý tưởng khác biệt không chỉ phát triển trong đầu óc của mình mà còn qua cách tiếp cận thế giới rộng lớn. Hãy tưởng tượng trong một cuộc họp, mọi người nói về cùng chủ đề và cố gắng tìm cách để người khác lắng nghe mình. Để thu hút sự chú ý, bạn có thể xoay ngược chủ đề đang nói hay đề cập tới một vấn đề mới để dẫn dắt tới câu chuyện hiện tại. Tiếp cận một cách đa chiều, mới mẻ sẽ giúp ích cho sự phát triển của bạn và những người xung quanh.

Tìm kiếm cách diễn tả cảm xúc

Chúng ta có thể cảm thấy ngột ngạt vì quá quen thuộc với những thói quen hàng ngày để cuộc sống vận hành một cách trơn tru. Và có nhiều cảm xúc bạn không muốn bộc lộ để đảm bảo cho sự suôn sẻ đó. Nhưng cuộc sống rất phức tạp và có những điều bạn không thể lên kế hoạch trước. Vì vậy, hãy thoải mái tìm cách “giải phóng” cảm xúc của mình một cách thích hợp. Hơn nữa, ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc sẽ giúp bạn có tư liệu cho ra đời những ý tưởng mới hay giải pháp cho vấn đề vướng mắc hiện tại.

Tóm lại, bạn cần không ngừng làm mới bản thân bằng cách nghỉ ngơi, hành động sáng tạo và khám phá những ý tưởng, khía cạnh mới mẻ, khác biệt, tiếp cận vấn đề theo một cách riêng. Nhân viên tốt nhất là nhân viên hạnh phúc, biết cách cân bằng và nghỉ ngơi. Ngoài ra, có rất nhiều hoạt động ngoài công việc giúp bạn duy trì và “nuôi dưỡng” sự sáng tạo như nấu ăn, chụp ảnh, nghỉ ngơi, viết nhạc, du lịch, nuôi thú cưng, làm thơ, ngủ, vẽ tranh…
Theo Dân Trí

3 tố chất của ứng viên được nhà tuyển dụng săn đón



Có khi nào bạn tự hỏi vì sao trình độ chuyên môn của mình hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu nhà tuyển dụng đề ra nhưng vẫn không được nhận. Câu trả lời là rất có thể bạn đã thiếu hoặc chưa thể hiện được một trong những tố chất sau…

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, để tìm được một công việc ưng ý là không hề dễ dàng. Số lượng vị trí cần tuyển thì có hạn trong khi người đi tìm việc lại rất nhiều khiến mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Nếu không có bề dày kinh nghiệm hoặc trình độ vượt trội so với các ứng viên khác bạn sẽ khó lòng thu hút được sự chú ý của các nhà tuyển dụng chỉ dựa trên tấm bằng đại học.


Vậy các công ty mong muốn một ứng viên ra sao? Những nhân tố nào khiến bạn trở nên khác biệt? Có một điều đáng chú ý đó là rất nhiều công ty hiện nay, nhất là những công ty lớn, đều có quy trình sàng lọc ứng viên. Đơn giản bởi không nhà tuyển dụng nào muốn ngồi đọc hàng chồng hồ sơ ứng viên cho mỗi vị trí cần tuyển.


Vượt qua đợt sàng lọc này sẽ là những ứng viên đáp ứng các điều kiện nhất định như: kết quả học tập tốt, có những kỹ năng cơ bản phù hợp cho vị trí được tuyển và cả kết quả làm việc ở những công ty trước đây (nếu vị trí đòi hỏi người có kinh nghiệm). Nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần để vượt qua vòng sơ loại.


Với mỗi vị trí cụ thể, nhà tuyển dụng lại tìm kiếm một loạt các tố chất chuyên biệt và những người có nền tảng hoàn hảo, ví dụ như từng làm việc cho đối thủ chính của công ty và có một số thông tin nội bộ hữu ích, sẽ là những người nổi bật nhất. Dù vậy thì đa số trường hợp, nhà tuyển dụng sẽ phải cân nhắc lựa chọn giữa những ứng viên khá sàn sàn nhau về năng lực và kinh nghiệm. Khi đó 3 tố chất sau thường khiến họ bị thuyết phục:


1. Độ tin cậy


Với nhiều nhà tuyển dụng, việc tìm được một nhân viên giỏi không quan trọng bằng một người có thể tin cậy. Câu hỏi họ thường đặt ra sau khi phỏng vấn đó là liệu đây có phải người tôi có thể giao phó để mọi việc diễn ra trôi chảy, ngay cả khi gặp khó khăn, áp lực? Mặc dù những phán đoán này rất chủ quan và hầu như chỉ là cảm tính nhưng nó lại có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định cuối cùng của nhà tuyển dụng. Vậy nên tốt hơn hết bạn hãy cố gắng thể hiện cho được mình là người đáng tin.


2. Khả năng làm việc theo nhóm


Ở bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ, kỹ năng làm việc theo nhóm luôn rất quan trọng, quyết định hiệu quả và cả hòa khí tại nơi làm việc. Bởi vậy các nhà tuyển dụng sẽ đặc biệt chú ý xem liệu ứng viên đó có sẵn sàng phối hợp với các bộ phận khác hay chỉ thích “độc diễn”, kỹ năng ứng xử xã hội ra sao.


Nói cách khác, liệu những tính cách của ứng viên có hòa hợp được với văn hóa của doanh nghiệp hay không. Điều này là không thể xem thường bởi thực tế cho thấy đôi khi những người rất giỏi chuyên môn vẫn không phát huy được năng lực của mình chỉ vì phong cách có nhiều khác biệt so với kỳ vọng chung của doanh nghiệp.


3. Khả năng vượt khó


Một tố chất nữa mà nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên đó là khả năng vượt lên những khó khăn trong công việc. Đơn giản bởi không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra suôn sẻ và đó chính là lúc cần có sự đột phá.


Những câu hỏi thường được nhà tuyển dụng đặt ra đó là: Người đó có nhiệt huyết với công việc hay không? Liệu doanh nghiệp có thể trông đợi người đó tạo ra những đột biến khi lâm vào tình huống khó khăn hoặc phải chạy đua với thời gian? Ứng viên ấy có thể tự hòan thành công việc khi bất ngờ không còn sự hỗ trợ từ các cộng sự? Tất nhiên bạn sẽ ít có cơ hội chứng minh điều này trong buổi phỏng vấn nhưng hãy khéo léo tìm cách gây ấn tượng rằng mình không phải là người dễ đầu hàng.

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Triển vọng công nghệ sinh học nông nghiệp

Công nghệ sinh học (CNSH) nông nghiệp trải qua 3 giai đoạn: CNSH truyền thống (traditional), CNSH cổ điển (classical) và CNSH hiện đại (modern). Khi nói về CNSH nông nghiệp hiện đại cần nhắc đến sinh vật chuyển gen (GMO), nhất là cây trồng chuyển gen (GMC). Đăng ngày 09-05-2012 trong chuyên mục Tin Việt Nam
Nếu như GMC năm 1996 chỉ được trồng thử trên 1,7 triệu ha thì đến 2011 đã được mở rộng trên 160 triệu ha (gồm thuốc lá, đậu tương, bông, ngô, cải dầu, khoai tây...) tại 29 nước khác nhau. Dẫn đầu là Mỹ với 69 triệu ha (ngô, đậu tương, bông, củ cải đường, đu đủ, cỏ linh lăng, bí, cải dầu).
Tiếp đến là Brazil với 30,3 triệu ha (đậu tương, ngô, bông); Argentina 23,7 triệu ha (đậu tương, ngô, bông); Ấn Độ 10,6 triệu ha (bông); Canada 10,4 triệu ha (cải dầu, ngô, đậu tương, củ cải đường); Trung Quốc 3,9 triệu ha (bông, đu đủ, cây dương, cà chua, ớt ngọt); Paraguay 2,8 triệu ha (đậu tương); Pakistan 2,6 triệu ha (bông); Nam Phi 2,3 triệu ha (đậu tương, ngô, bông); Uruguay 1,3 triệu ha (đậu tương, ngô); Bolivia 0,9 triệu ha (đậu tương); Australia 0,7 triệu ha (bông, cải dầu); Philippines 0,6 triệu ha (ngô); Myanma 0,3 triệu ha (bông); Burkina Faso 0,3 triệu ha (bông); Mexico 0,2 triệu ha (bông, đậu tương); Tây Ban Nha 0,1 triệu ha (ngô).
Các nước có diện tích GMC dưới 100 nghìn ha là Colombia (đậu tương); Chilê (ngô, đậu tương, cải dầu); Honduras (ngô); Bồ Đào Nha (ngô); CH Séc (ngô); Ba Lan (ngô); Ai Cập (ngô); Slovakia (ngô); Rumani (ngô); Thụy Điển (khoai tây); Costa Rica (bông, đậu tương), Đức (khoai tây).
Chỉ tính riêng 5 nước đang phát triển là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Argentina, Nam Phi đã có 71,4 triệu ha trồng GMC (44% diện tích GMC trên toàn cầu). Hoa Kỳ là nước có nền nông nghiệp hiện đại, tuy hiện nay vẫn còn những tranh luận khác nhau về GMC nhưng trên thực tế đã dẫn đầu về diện tích trồng GMC (chiếm tới 43,13% diện tích GMC toàn cầu).
Về đặc tính chuyển gen thì chủ yếu nhằm mục tiêu đề kháng với thuốc trừ cỏ (71,0%); đề kháng với sâu hại (27,6%); đề kháng với cả hai (1,1%); chỉ có 0,3% là nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nông nghiệp thời gian tới sẽ phụ thuộc rất lớn vào công nghệ sinh học
GMC tăng lên rõ rệt trên toàn cầu vì nhu cầu về lương thực ngày càng tăng. Ngày 31/10/2011 thế giới đã chứng kiến con người thứ 7 tỷ được sinh ra trên Trái đất này và dự kiến đến năm 2050 dân số thế giới sẽ đạt tới 9,2- 9,3 tỷ người (!) và năm 2100 sẽ là 10,1 tỷ người (1/3 là dân số châu Phi). Sản lượng lương thực sẽ tăng lên nhiều, nhưng lương thực bình quân đầu người sẽ giảm một cách đáng kể.
Các nước EU trước đây phản đối dữ dội nhưng nay đã trồng ngô chuyển gen trên diện tích tới 114.490 ha tại 6 quốc gia. Vào tháng 10/2010 đã có 41 nhà sinh học hàng đầu của Thụy Điển ký tên tròn 1 lá thư ngỏ biểu thị ý kiến mạnh mẽ gửi tới các nhà chính trị và bảo vệ môi trường yêu cầu cần thiết phải sửa đổi luật pháp châu Âu để cho phép xã hội được hưởng lợi từ GMC trên cơ sở đánh giá khoa học về công nghệ này.  
Hiện nay số nông dân tham gia trồng GMC trên thế giới đã đạt đến 16,7 triệu người (tăng 8% so với năm 2010), trong đó có tới 15 triệu nông dân nghèo ở các nước đang phát triển. Chỉ nói riêng với cây bông GMC đã giúp nông dân thu thêm được tới 250 USD trên mỗi ha và tránh được biết bao độc hại do sử dụng các thuốc trừ sâu hóa học.
Với cây lúa, một thành tựu nổi bật trong nhiều năm qua là việc thực hiện thành công SX lúa lai trên diện rộng gắn liền với tên tuổi nhà bác học xuất thân từ nông dân- ông Viên Long Bình. Các dòng siêu lúa lai (super hybrid rice) ba dòng có thể cho năng suất 1 vụ cao tới 10,5 tấn/ha trên diện hẹp và 9,2 tấn/vụ/ha trên diện rộng (1,2 triệu ha năm 2000) hoặc 9,6 tấn/ha (trên 240.000 ha).
Trong phạm vi thí nghiệm (với diện tích 720 m2) giống lúa lai P64S/E32 đã cho năng suất cao tới 17,1 tấn/vụ/ha (!). Năm 2001 các thí nghiệm ở Trung Quốc trên quy mô rộng đã cho năng suất 12 tấn/vụ/ha. Ở nước ta hiện nay đã bắt đầu thực hiện việc trồng thí nghiệm để đánh giá hiệu quả và an toàn sinh học trên một số giống ngô GMC (kháng sâu bệnh và kháng thuốc trừ cỏ).
Còn phải nói đến một thành tựu đột xuất của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) ở Philippines, đó là việc chuyển gen để tạo ra cây lúa cho hạt gạo vàng (golden rice) với màu vàng ánh do chứa một hàm lượng cao beta-caroten (tiền vitamin A). Đây là hy vọng lớn lao để chống lại bệnh mù lòa do thiếu hụt vitamin A. Trên thế giới có khoảng trên 190 triệu trẻ em và 19 triệu phụ nữ mang thai tại 122 nước đang ở trong tình trạng thiếu hụt vitamin A. Chứng bệnh này mỗi năm làm thiệt mạng tới 2 triệu người và làm mù lòa tới 500.000 người.
Hiện nay rất nhiều nước đã sử dụng rộng rãi kỹ thuật nuôi cấy mô (tissue culture) để tạo ra các dòng cây sạch bệnh (ví dụ khoai tây sạch virus) hoặc nhân nhanh các giống quý hiếm, các giống cây có giá trị kinh tế cao (ví dụ cây hông, cây sung Mỹ, nhân sâm, tam thất…). Việc nuôi cấy tế bào (cell culture) có thể dùng làm nơi lưu giữ nguồn gen, có thể gây đột biến để dùng trong chọn giống.
Bằng con đường nuôi cấy tế bào thực vật ở quy mô công nghiệp có thể SX ra hàng loạt các sản phẩm trao đổi chất có giá trị cao trong các lĩnh vực dược phẩm (các hoạt chất trong đông dược, sâm, giảo cổ lam, trinh nữ hoàng cung, tam thất), thuốc trừ sâu, trừ nấm, hương liệu, màu thực phẩm, mỹ phẩm…
Trong công nghệ tế bào cần nhắc đến thành tựu đột xuất về kỹ thuật chuyển nhân (nuclear transplantation) và sự ra đời con cừu Dolly của Wilmut vào năm 1997. Đó là thành công mở đầu cho việc sinh sản vô tính (cloning) động vật có vú. Do không thông qua thụ tinh nên có thể thu được cá thể con giống y hệt cá thể cho nhân tế bào. Về sau các nhà khoa học khác đã liên tiếp tạo ra bằng phương pháp sinh sản vô tính trên chuột, dê, cừu, bò, lợn…
Nếu tiếp tục thành công trong việc chuyển vào lợn những gen của người để chống lại sự đào thải sau khi ghép phủ tạng rồi cho sinh sản vô tính để tạo ra hàng loạt các con lợn quý giá này thì hoàn toàn có thể mở ra một tiền đồ rộng lớn trong việc dùng phủ tạng của lợn (thận, gan, tim…) để ghép cho người bệnh, một nhu cầu rất lớn ở tất cả các nước hiện nay.
Người ta cũng đã thành công trong việc nuôi cấy các tế bào gốc của phôi thai (embryonic stem cell) và sử dụng chúng vào mục tiêu điều trị các bệnh hiểm nghèo, kể cả các bệnh di truyền.
CNSH hiện đại phục vụ tích cực cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường sống. CNSH môi trường (Environmental biotechnology) đã trở thành một ngành khoa học phát triển. Hàng loạt các biện pháp xử lý môi trường ngày nay đã trở thành kinh điển ở nước ngoài, chẳng hạn như như các công nghệ kích thích sinh học (biostimulation), phân giải sinh học (biodegradation), xử lý ô nhiễm sinh học (bioremediation land farming), nồi phản ứng sinh học (bioreactor), lọc sinh học (biofiltration), màng sinh học (biofilm), tẩy độc sinh học (biodetoxification), bùn hoạt tính (activated sludge)...
Người ta đã bắt đầu sử dụng có hiệu quả các vi sinh vật mang gen tái tổ hợp để phân giải các hợp chất dầu mỏ, dung môi gây ô nhiễm môi trường (như các hợp chất Alkanes, Anthracene, Benzene…). Các vi khuẩn được chuyển gen thường thuộc về các chi Pseudomonas Nitrosomonas, Alcaligenes, Methylosinus,...
Nhà máy rác Thủy Phương (TT- Huế) nhờ áp dụng thành tựu CNSH mà đã chuyển hóa được phần lớn rác thải hữu cơ thành loại phân bón chất lượng cao được nông dân rất hoan nghênh. Việc SX khí sinh học (biogas) từ các phế thải nông nghiệp và phế thải sinh hoạt đang được triển khai và đã chứng thực hiệu quả rất rõ rệt (làm sạch môi trường, có năng lượng tái tạo để thắp sáng, đun nấu, chạy máy phát điện nhỏ để xem tivi, dùng dịch sau lên men để nuôi cá và làm phân bón sạch...). 
Tôi đã có dịp đến làm việc với các trung tâm khai thác và lưu giữ nguồn gen ở Hoa Kỳ và Nhật Bản và không khỏi kinh ngạc về tốc độ phát hiện và khai thác nguồn gen tại các cơ sở này. Nhiều nơi đã sử dụng công cụ robot để thay cho bàn tay của con người nhằm đẩy nhanh tốc độ chọn lọc các nguồn gen quý hiếm và điều kiện sử dụng chúng. 
Theo GS.TS. Nguyễn Lân Dũng - www.nongnghiep.vn

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

DFX® Audio Enhancer Hỗ trợ âm thanh tốt

Đang lang thang tìm kiếm phần mềm hỗ trợ đôi loa cùi bắp 150K của mình thì nhớ đến cái DFX (tải về ) trong bản ghost sẵn có ở nhà, thế là mò lên mạng xem ngay phần mềm hỗ trợ âm thanh, sau khi lượn lờ một hồi và cài thử DFXcũng như SRS  audio sandbox thì thấy hiệu ứng âm  thanh của sandbox hơn khi bật nhưng âm bị nhỏ hơn, trong khi đó với cái loa cùi mình thấy phù hợp hơn với DFX và chất lượng âm thanh hoàn toàn khác biệt khi bật và tắt. Lựa chọn cải thiện âm thanh cho máy tính của mình với speaker và loa cùi: DFX audio Enhancer

Tải về: (mediafire.com )DFX® Audio Enhancer nâng cao cảm nhận âm nhạc của bạn nhờ cải tiến chất lượng âm thanh MP3, Windows Media, đài trên Internet và một số file nhạc khác. Với DFX bạn có thể chuyển đổi âm thanh của PC thành một hệ thống âm thanh nổi đắt đỏ thiết kế riêng cho môi trường âm nhạc. Làm mới độ sâu của âm sắc, nâng các mức âm và gảm chiều sâu, phong phú tiếng bass.

Những tính năng của DFX Audio Enhancement:
  • Hiệu ứng cao cấp của DFX Audio Enhancement
  • Tối ưu hóa loa và tai nghe
  • Tinh chỉnh âm thanh định sẵn
  • Bộ phân tích băng tần động
  • Chế độ xử lý âm thanh mạnh mẽ
  • Đặc sắc, kiểu dáng cân đối
  • Giao diện ở chế độ mini tiết kiệm diện tích
  • Hỗ trợ tái hiện âm thanh 5.1/7.1 
Nguồn: http://www.download.com.vn/audio+video/audio+player/20390_dfx-audio-enhancer-for-winamp-9-301.aspx 
     
     

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Văn hóa kinh doanh Nhật Bản

Bài dịch về văn hóa kinh doanh Nhật Bản
NHÀ THƯƠNG THUYẾT NHẬT BẢN(Trích từ sách: Cross cultural business behavitor của Richar R.gesteland)
Nhật Bản nắm giữ một nền văn hóa kinh doanh độc nhất và rất thành công. Trong khi văn hóa quốc gia tiếp tục bị chịu nhiều thay đổi, đường lối kinh doanh của Nhật Bản tiếp tục bị ảnh hưởng từ các mối quan hệ định hướng, phân tầng thái độ trong các cuộc tương tác giữa cá nhân với nhau, đặc biệt về sự đúng giờ và tính dễ cảm động phải hạn chế trong phong cách giao tiếp.

 Mối quan hệ định hướng:
Phát triển quan hệ giữa các cá nhân là điều rất quan trọng và thường là phần tiêu thụ thời gian của tiến trình kinh doanh. Hãy biết đối tác của bạn trước khi bàn bạc về việc kinh doanh bằng những cuộc đối thoại ngắn qua một buổi ăn uống, hát karaoke và đánh gôn.
 Thời gian
Mặc dù ông Edward T.Hall đã phân loại Nhật bản như là một nền văn hóa đa màu sắc khách hàng sẽ thấy được rằng doanh nhân người Nhật mong đợi về sự đúng giờ trong các buổi họp và bám sát lấy tiến trình đã hoạch định.

Cấp bậc, địa vị và sự tôn trọng.
Đặc biệt những người trẻ tuổi sẽ làm theo những người đi trước có địa vị. Kể từ khi có khá nhiều phụ nữ Nhật Bản đạt tới cấp bậc cao trong công ty thì nhiều người đàn ông Nhật Bản vẫn chưa quen với việc đối mặt với phụ nữ trên cơ sở bình đẳng trong một bối cảnh kinh doanh. Dữ liệu cho thấy là số lượng người quản lý là phụ nữa tăng một cách đều đặn.Ở Nhật, khách hàng thích ở vị trí cao hơn người bán hàng trong một giao dịch thương mại. (Trong khi trên toàn thế giới thì “ khách hàng là thượng đế”, còn ở nhật người ta nói là “khách hàng là ông trời”). Bởi vì địa vị khác nhau giữa người mua và người bán, khách hàng mong đợi được đối xử với lòng tôn trọng cao. Do đó, những người nước ngoài trẻ tuổi đặc biệt là phụ nữ luôn đối mặt với trở ngại về văn hóa khi cố gắng bán hàng cho công ty Nhật.
Đây là bốn cách để vượt qua chướng ngại vật về tuổi tác và giới tính:
 - Được giới thiệu bởi đồng nghiệp nam cao cấp nhất. Địa vị có thể thay đổi.
- Tìm hiểu cách thể hiện sự tôn trọng. Bày tỏ lòng tôn trọng với các lợi ích khác mà bạn quan tâm.
- Xây dựng thông tin của bạn, cẩn thận để không lộ ra tính khoe khoang.
- Học để hiểu được ngôn ngữ hình thể. Người Nhật rất tinh tế trong giao tiếp không lời.Duy trì sự hòa hợpNgười Nhật thường biểu lộ sự tức giận hay mất kiên nhẫn khi bị xúc phạm và ấu trĩ.
Họ mất đi tôn trọng đối với nguời không thể giữa bình tĩnh khi gặp áp lực, do đó khách hàng được khuyên là tránh đối đầu trong các cuộc đàm phán

Sự trang trọng và lễ nghi
Đề duy trì nền hòa bình và mất đi bình tĩnh, Người Nhật dựa vào mật mã của hành vi. Mộ ví dụ như là sự trang trọng trong việc trao đổi danh thiếp. Doanh nhân Nhật bản có xu hướng là ăn mặc và cư xử lịch thiệp và dễ chịu với khách hàng những người mà họ cũng làm như vậy.Phong cách giao tiếpPhần lớn người Nhật có xu hướng bị giới hạn và trang trọng khi họ đang tìm hiểu bạn. Họ thích những cuộc gặp mặt hơn là thư điện tử và cuộc trò chuyện điện thoại. Giao tiếp gián tiếpĐặc biệt khi họ cảm thấy khó chịu, không hài lòng, khó nói, nhà thương thuyết Nhật Bản hay dung ngôn ngữ gián tiếp, mơ hồ. Thông báo trong trường hợp đó sẽ không rõ ràng và thiếu dứt khoát.Ngôn ngữ gián tiếp được dùng để tránh làm cho đối phương khó chịu. Ví dụ như, nhiều người Nhật cảm thấy khó chịu để trả lời thẳng thừng cho một câu yêu cầu là “không”. Vì thế nhà đàm phán sẽ trả lời “Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức” hay thay vì “Nó rất là khó”. Sự lịch sự như vậy có thể làm cho vài người ngoại quốc bối rối, nhưng nền hòa bình được duy trì.Người Nhật có xu hướng tin vào lời nói bên ngoài hoặc bề mặt giao tiếp. Đôi khi họ nói với bạn những gì họ nghĩ bạn muốn nghe. Hơn nữa, không thích câu chữ dài dòng, nói chuyện luyến thoắng, họ sử dụng ít từ hơn những người từ nền văn hóa biểu cảm…phụ thuộc nhiều vào ngôn ngữ không lời.

Giao tiếp truyền thống
Giới doanh nhân người Nhật thường hay nói chuyện ngắn gọn mềm mỏng, ngắt giọng một chút trước khi trả lời một câu hỏi hoặc hồi đáp lại yêu cầu nào đó. Họ cố gắng tránh làm gián đoạn đối tác khác, chồng chất những cuộc đàm thoại lên nhau thì trở nên thô lỗ. Khách hàng tránh nói chuyện quá to và chờ cho đến khi đối tác người Nhật của họ kết thúc câu chuyện trước khi họ bắt đầu nói.Với người Nhật, cười cợt hay cười khúc khích đôi khi là dấu hiệu cho sự ngượng ngùng, bối rối hơn là sự thích thú.

Giao tiếp không lời
Mong đợi một cái bắt tay nồng ấm. Sự kiên quyết của khách hàng và cái nhìn trực tiếp bằng mắt có thể bị lầm tưởng là sự thù địch hay giận dữ. Một nụ cười của người Nhật có thể làm che đi sự phản đối hay tức giận.Ngôn ngữ hình thể thì rất mộc mạc, trang trọng với nhiều cử chỉ. Tránh những cái vẫy tay, cử chỉ táo bạo. Nhật bản là văn hóa tiếp xúc kém, không chạm vào nhau ngoại trừ cái bắt tay. Vẫy tay và vỗ vai là xúc phạm.Trình bàyMở đầu bài thuyết trình của bạn bằng những lời nói đùa hay một câu chuyện khôi hài sẽ làm giảm bớt tính trang trọng cho chủ đề bạn muốn nói và cho khán giả.Trình bày một cách rõ ràng, đơn giản. Tránh dùng biệt ngữ, tiếng long, từ ít dùng, câu cú phức tạp.Cẩn thận không phải để đề cao quá về công ty hay sản phẩm của bạn. Thay vì sử dụng thư khen ngợi hay bài báo viết về công ty của bạn. Dụng cụ hỗ trợ rất là hữu ích đặc biệt cho những thành viên – như là mẫu sao chép cho bài trình bày của bạn.

Nghi thức trong kinh doanh ở Nhật
Phong cách ăn mặc: bộ vest tối màu, áo sơ mi trắng, cà vạt cho nam.

Họp mặt và chào hỏi.
 Trao danh thiếp của bạn bằng hai tay, giữ nó giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ theo chiều của danh thiếp. Bắt tay cùng với cúi đầu nhẹ và giới thiệu tên bạn và tên công ty bạn. Nhận lại danh thiếp của đồi tác bằng hai tay và đặt nó một cách tôn trọng phía trước mặt bạn trên bàn làm việc hay đặt trong hộp danh thiếp của bạn. Mong đợi cái cúi đầu và bắt tay nhẹ. Tránh bắt tay quá mực và ánh mắt nhìn thái quá.

Mẫu Địa chỉ
 Địa chỉ của đối tác cùng với tên gia đình anh ấy/cô ấy cộng với từ đuôi là “san”, như là Watanbe-san”.ở Nhật họ tên đứng trước, theo sau đó là tên gọi. Nhưng trong danh thiếp thứ tự có thể sẽ bị đảo ngược.
Trao đổi quà tặng là một phần quan trọng trong văn hóa kinh doanh bởi vì nó góp phần vào việc tạo dựng mối quan hệ. Chuẩn bị món quà thích hợp cho đối tác người Nhật như là rượu whisky hay rượu cognac mắc tiền, hay là một món đồ trang nhã tiêu biểu cho thành phố, vùng miền hay đất nước của bạn.Khâu gói quà và trao quà cũng rất quan trọng. Tặng quà cho đối tác bằng hai tay. Để người nhận đặt nó qua một bên và mở quà sau đó. Bạn cũng nên nhận quà bằng hai tay và mở nó sau.
Uống rượu và ăn uốngGiải trí là một phần quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ với đối tác bạn. Đối với khách là nam giới, nghi thức uống rượu giao tế là cách truyền thống để biết về đối tác. Đối với một vài doanh nhân người Nhật, rượu dường như làm biến mất sự cứng nhắc và lễ nghi thường gặp phải trong các cuộc họp kinh doanh. Sau khi uống một ít họ sẽ xõa tóc ra và thích thú trò chuyện thật lòng, nói với bạn những gì họ nghĩ. Vì rượu là chất xúc tác tốt để xây dựng mối quan hệ và giải quyết những bất ổn. Hãy thận trọng với rượu rắn, có nồng độ cồn từ 16-18%. Thưởng thức với “kampai” sẽ làm tăng ham mê, thích thú trong bạn. Nhớ bạn dừng bao giờ làm đầy cóc của bạn. Đó là công việc của người đứng cạnh bạn. Luôn để mắt nhìn tới người phụ vụ bàn của bạn trong khi uống, sẽ là bất lịch sự khi thưởng thức một mình. Phụ nữ không được phép uống nhiều, và thật sự không được uống rượu. Không thể tham dự tiệc giao tế cùng với nam giới như là một ví dụ nhỏ cho phụ nữ khi cố gắng làm kinh doanh với ngưởi Nhật Bản. Nam giới người không thích rượu có thể bào chữa hợp pháp cho họ bởi bệnh hoạn hoặc những luật lệ trong tôn giáo, bởi thế đã bỏ lỡ đi những cơ hội để đào sâu mối quan hệ và biết rõ hơn về đối tác ngưởi Nhật.
Duy trì mối quan hệ
Đó là quan trọng để có một mối quan hệ chặt chẽ với đối tác kinh doanh người Nhật bằng cách thăm hỏi qua thư điện tử, điện thoại, fax hoặc thư từ.
Trích từ sách: Cross cultural business behavitor của Richar R.gesteland

Để có kĩ năng thuyết trình tốt

Để có kĩ năng thuyết trình tốt

Thuyết trình bằng giáo án điện tử là một trong những cách “trực quan sinh động” làm tăng hiệu quả học tập.


Môi trường làm việc nghiêm túc, năng động đầy đủ phương tiện ở bậc đại học đã tạo cơ hội cho sinh viên chúng tôi phát huy kĩ năng thuyết trình ở mức tốt nhất. Nếu các bạn học sinh phổ thông cũng áp dụng những kinh nghiệm dưới đây, thì chất lượng học tập sẽ được nâng lên đáng kể.
Qua rồi cái thời học sinh chỉ biết thụ động đọc – chép. Phương tiện giảng dạy hiện đại luôn có sẵn, nội dung bài học luôn đòi hỏi các bạn phải tích cực tìm kiếm tài liệu để nghiên cứu thêm, hoặc ứng dụng thực tiễn. Do vậy, thuyết trình bằng giáo án điện tử là một trong những cách “trực quan sinh động” nhằm làm tăng hiệu quả học tập.
Sau đây là một số kỹ năng thuyết trình bằng giáo án điện tử mà các bạn học sinh thường ít chú ý và hay mắc sai sót. Để đạt được hiệu quả tuyệt đối, các bạn nên:
Đoàn kết và có trách nhiệm
Các bạn học sinh phổ thông thường có thói quen làm việc lẻ tẻ, dù có chia nhóm thì đa phần nhóm trưởng đảm trách rất nhiều công việc, thậm chí còn “ôm sô toàn bộ”. Vì vậy, chỉ có nhóm trưởng đạt điểm cao, các thành viên khác chỉ việc “hưởng thụ”, không đóng góp chút công sức nào.
Lên đại học, bạn không thể làm việc kiểu đó. Một nhóm thuyết trình ở bậc đại học có thể tận 30 người nhưng họ vẫn làm việc hoàn toàn nghiêm túc, từ nhóm trưởng đến các thành viên, ai cũng có trách nhiệm như nhau. Cả nhóm luôn phải thường xuyên hội ý, bàn giao công việc cho từng người và mọi thứ đều trao đổi qua email. Mọi người luôn phải nội tài liệu đúng thời hạn. Không ai bảo ai, nhưng họ đều có ý thức tốt, có tinh thần đồng đội, hết mình vì giáo án điện tử của mình. Khi tác phẩm được hoàn thành, mọi người cùng hội ý, bàn lại để chỉnh sửa.

Phân công “lao động”
Như đã nói, từng thành viên trong nhóm đều có việc phải làm. Bạn có thể chia ra và phân công cho mỗi người một trong những việc sau: tìm tư liệu ở một phần nào đó, tìm hình ảnh minh họa, tổng hợp và phân tích tư liệu, thiết kế nội dung trong Power Point, chỉnh sửa và trang trí, nghiên cứu kĩ để đứng trước lớp thuyết trình, ứng phó với những câu hỏi hóc búa từ các nhóm khác.

Sự bình đẳng
Khi thuyết trình trước lớp, nếu làm việc nhóm, các bạn nên để từng người trong nhóm thay phiên thuyết trình, như thế sẽ tạo hiệu quả cao, tránh gây nhàm chán và bạn nào trong nhóm cũng hiểu bài, cũng phải tìm tòi để truyền tải nội dung bài học đến với các bạn nhóm khác. Hơn nữa, tránh thể hiện cái tôi cá nhân và luôn phải làm việc theo nhóm, không nên hành động lẻ tẻ, dễ dẫn đến những sai sót (ví dụ, trong lớp tôi có một bạn tự đứng trước lớp chê chính bài thuyết trình của nhóm mình, điều đó thể hiện sự mất đoàn kết nội bộ).
Tích cực và tự tin
Các bạn sinh viên ở bậc đại học thường suy nghĩ thoải mái, dễ chịu hơn học sinh phổ thông nên họ tự tin và không sợ mất lòng người khác. Có những buổi thuyết trình xảy ra rất căng thẳng vì các nhóm luôn đặt vấn đề hỏi ngược lại nhau nhằm gây khó dễ cho nhau, hệt như một cuộc “đại chiến” thực thụ, nhưng nhờ sự khó khăn đó mà mọi người hiểu bài sâu hơn, nhận ra nhiều khuyết điểm từ đề tài của nhóm mình hơn, và rút kinh nghiệm cho lần sau. Nhờ vậy, bài thuyết trình sau luôn chất lượng hơn bài thuyết trình trước và mọi người luôn tìm hiểu chuyên sâu trước khi thuyết trình vì sợ bị hỏi khó. Dù trong lớp, mọi người “đàn áp” nhau như thế, nhưng khi học xong vẫn vui vẻ thoải mái như thường. Các bạn học sinh nên chú ý kĩ điều này

Rút kinh nghiệm sau mỗi bài
Các sinh viên chúng tôi, tự học là chính nên luôn có trách nhiệm với những “đứa con tinh thần” của mình. Sau những buổi thuyết trình cực kì căng thẳng, chúng tôi hội ý lại và cùng phân tích những điểm yếu từ bài thuyết trình cũng như một vài thiếu sót của từng cá nhân, để ở buổi thuyết trình sau làm việc tốt hơn. Các bạn học sinh thường viện lí do “không có thời gian” nên hiếm khi có hoạt động này. Hơn nữa, tinh thần tự giác của các bạn chưa cao. Các bạn còn thói quen “đùn đẩy trách nhiệm” và coi trọng điểm số, nếu có điểm thì làm tốt, không thì chẳng làm. Tinh thần đồng đội cũng chưa cao, nhóm không ổn định (nên việc quản lý thành viên và phân công nhiệm vụ cũng phức tạp).
o0o
Lên đại học, các bạn dường như “sống chung với những buổi thuyết trình” vì sinh viên luôn phải tự nghiên cứu và thuyết trình liên tục. Tập những
kĩ năng thuyết trình ngay bây giờ cũng là cách để các bạn chuẩn bị cho tương lai, khi bước chân vào môi trường đại học.
sưu tầm : kynang.edu.vn