Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Vấn đề tiền lương khi phỏng vấn !-Những điều nên và không nên khi đề nghị tăng lương

Việc có được mức lương như bạn mong muốn quả thực không hề dễ dàng bởi nhà tuyển dụng có thừa "bí quyết" trong cách đàm phán, thuyết phục ứng viên. Vì thế, ứng viên cần cẩn thận từ cách lựa chọn ngôn ngữ, giữ thái độ bình tĩnh đến việc trình bày mong muốn cá nhân một cách mạch lạc.Sau đây là những mẹo nhỏ giúp bạn dễ ứng phó hơn với các câu hỏi liên quan đến vấn đề tiền bạc:
 
- Mức lương sẽ thương lượng sau
 
Diane Barowsky - một người làm việc trong lĩnh vực điều hành tuyển dụng cho rằng, ứng viên không nên đưa ra những thông tin về tiền lương ngay trong hồ sơ xin việc, kể cả mức lương quá khứ hay mong muốn hiện tại mà nhà tuyển dụng yêu cầu.
 
"Khi bạn bỏ qua thông tin này, bạn lo lắng nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua hồ sơ của bạn. Nhưng thực ra, để trống lúc này là đúng bởi bạn chưa biết cụ thể phạm vi công việc, trách nhiệm của mình như thế nào". Để lấp vào những chỗ trống, hãy đưa ra đề nghị "thương lượng".
 
- Cẩn thận khi nhắc đến công việc và mức lương hiện tại
 
Với câu hỏi về công việc và mức lương hiện tại, nhà tuyển dụng muốn biết bạn có những kỹ năng phù hợp với vị trí họ đang cần hay không và liệu đưa ra mức lương bao nhiêu thì bạn sẽ chấp nhận. Ở vị trí nhà tuyển dụng, càng thương lượng mức lương thấp càng tốt. Tuy nhiên, việc so sánh với công việc, mức lương hiện tại để quyết định vấn đề ở công ty mới nhiều khi không đem lại lợi ích cho bạn. Mức lương hiện tại không phản ánh những gì bạn nên được hưởng ở vị trí đang ứng tuyển.
 
Theo Barowsky, ứng viên nên trả lời rằng: "Những gì tôi đang làm không quan trọng, điều quan trọng là tôi có đủ kỹ năng đáp ứng tốt công việc này không. Và tôi muốn nói rằng, tôi tự tin mình có đủ năng lực, kinh nghiệm để giải quyết tốt công việc được giao".
 
Barowsky phân tích thêm, nếu mức lương hiện tại của bạn đang ở mức thấp, câu trả lời trung thực sẽ chống lại bạn trong quá trình đàm phán lương. "Bạn thử hình dung xem điều gì sẽ xảy ra nếu bạn làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận và được hưởng mức lương thấp hơn mức mà lẽ ra ứng viên có kỹ năng, kinh nghiệm đáng được hưởng? Bạn có thể được trả mức lương thấp hơn so với những người khác ở vị trí tương đương". Đó là lý do tại sao bạn nên cân nhắc khi trả lời câu hỏi về mức lương trong quá khứ.

- Đừng hấp tấp đưa ra mức lương cụ thể khi phỏng vấn
 
Khi nói chuyện với ứng viên, nhà tuyển dụng đã chuẩn bị sẵn một con số cụ thể về mức lương sẽ trao đổi. Barowsky cho rằng, "họ có những thông tin riêng mà bạn không hề biết và tự họ sẽ ấn định mức lương sẽ đàm phán với bạn. Nếu bạn vội vàng đồng ý, bạn dễ gặp sai lầm khi phát hiện ra mức lương đó thấp hơn những vị trí tương đương ở công ty và không tương xứng với những đóng góp của bạn". Bởi vậy, điều quan trọng là phải tìm ra phạm vi dao động trước khi bạn quyết định đưa ra mức lương mong muốn.
 
"Tốt nhất là nên tham khảo trước những vị trí tương đương và tìm hiểu mức lương họ được hưởng. Bất kỳ công việc nào, bạn cũng nên thương lượng mức lương cao hơn những gì bạn phải làm ít nhất là 10%-20%".
 
- Nghiên cứu kỹ về mức lương tương ứng
 
Để không bị "hớ" khi đàm phán mức lương với nhà tuyển dụng, bạn nên nghiên cứu thật kỹ mức thu nhập của những người khác làm việc trong cùng lĩnh vực với bạn. Nếu không thể tìm hiểu qua người thân, bạn bè, hãy liên hệ với các tổ chức tư vấn nghề nghiệp chuyên nghiệp và tham khảo kết quả những cuộc khảo sát hằng năm của họ.
 
Ngoài ra, bạn có thể tra cứu thông tin qua Internet để tìm hiểu những gì người khác đang làm và được hưởng trong ngành công nghiệp bạn dự định tham gia.
 
- Suy nghĩ kỹ trước khi quyết định
 
Nếu nhà tuyển dụng có nhu cầu liên hệ với công ty cũ để xác minh mức lương bạn từng được hưởng, bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Liệu bạn có muốn làm việc với những người không thực sự tin tưởng bạn, những người thường xuyên là mối đe dọa bạn...
 
Mức lương là vấn đề quan trọng, nhưng điều cần thiết không kém là bạn muốn được tôn trọng, được tin tưởng. Vì thế, khi nhà tuyển dụng có vẻ "lửng lơ" với bạn để tìm hiểu thêm thông tin, bạn nên cho họ hiểu rằng, làm việc cùng nhau cần có sự tin tưởng, cùng gắn bó, phát triển để xây dựng con đường sự nghiệp thành công, cũng như đem lại thành tích đáng kể cho công ty

Theo Tạp chí Công sở



Những điều nên và không nên khi đề nghị tăng lương
Đề nghị tăng lương là một việc làm khá "nhạy cảm". Nhiều người thậm chí ngại hoặc sợ đến nỗi không dám mở lời với sếp và chấp nhận khoản tiền lương nhận được dù cảm thấy mình xứng đáng được hơn thế.
Nên đề nghị tăng lương nếu thấy mình xứng đáng nhận được nhiều hơn mức lương hiện tại.

Nếu cảm thấy mức lương hiện tại không tương xứng với công sức mình bỏ ra, bạn có thể thẳng thắn trình bày vấn đề với sếp bởi đó là quyền lợi của bạn. Nhưng hãy nhớ rằng để đạt được mục đích, bạn cần dứt khoát nhưng cũng phải khéo léo.

Các chuyên gia nghề nghiệp đã đưa ra một số lời khuyên nên và không nên khi đề nghị tăng lương, góp phần giúp bạn nhận được mức lương xứng đáng:

Nên:

-         Đề nghị tăng lương nếu thấy mình xứng đáng nhận được nhiều hơn mức lương hiện tại

-         Lập một kế hoạch và chiến lược đề nghị tăng lương cụ thể, bao gồm tìm hiểu các bước đề nghị ra sao, quá trình thương lượng, thời điểm lý tưởng gặp mặt sếp...

-         Thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách thực hiện lời đề nghị

-         Tìm hiểu cụ thể chính sách về lương và tăng lương của tổ chức

-         Xác định chính xác giá trị, đóng góp của mình cho công ty. Và sử dụng chúng như một công cụ thương lượng lương.

-         Tìm hiểu mức lương giới hạn bạn có thể thương lượng

-         Linh hoạt với những giá trị thêm khác như trợ cấp, hoa hồng thay vì chỉ khăng khăng tăng tiền lương, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn và công ty đang thắt chặt tiền tệ.

-         Tập trung vào mức lương mình xứng đáng nhận được

-         Lập một danh sách những giá trị, thành công và đóng góp của bạn tới phòng ban và công ty của mình

-         Nói chuyện thẳng thắn với sếp trực tiếp để bày tỏ nguyện vọng của bạn

-         Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có kinh nghiệm, người cố vấn trong công ty

-         Hỏi lý do rõ ràng và xin lời khuyên để bạn có thể tăng lương cho lần sau nếu đề nghị lần này của bạn bị từ chối

Không nên:

-         Ngại ngùng không dám đề nghị tăng lương

-         Cầu xin, kể lể, khóc lóc, giận dữ, đe dọa khi đề nghị tăng lương với công ty

-         Tập trung vào mức lương bạn mong muốn

-         Yêu cầu tăng lương ở mức phi thực tế

-         Cho rằng mình sẽ được tự động tăng lương nếu làm tốt

-         Liên tục đề nghị tăng lương

-         Tuyệt vọng hay nghĩ ngay tới " nhảy việc" khi lời đề nghị của mình bị từ chối. Bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào.
Theo Dân Trí 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét