Hôm nay lang thang tìm vài bài về đo sáng và lấy nét tham khảo và rút ra vài điều sau(còn thử nữa xem có ok không)
1. Iso nên để 400 trời râm, 200 trời nắng, trong nhà nên để 400 hoặc 800, nếu chủ thể di chuyển hoặc cần chớp khoảng khắc thì mới chuyển sang 800 hoặc 1600
2. Đo sáng chụp toàn cảnh thì để đo bình thường, chụp chủ thể nổi bật hoặc chụp chủ thể tương phản yếu sáng thì để đo trung tâm, nếu cần đo chính xác thì để đo điểm- kỹ thuật khóa sáng và aiaf có thể hiệu quả? có thể xem lại kết quả bố cục sáng và thông số máy khi điều chỉnh các chức năng từ đó rút kết luận- đôi khi để rõ chủ thể thì bố cục sáng có thể lệch
3. Thường nếu chụp nên để chế độ lấy nét tự động lấy nét aiaf
4. Cuối cùng là canh chụp tự nhiên và bố cục hoàn chỉnh, luyện tay nào.
Đo sáng - 11:14:46 AM |
04/06/2012
|
Khi chụp ảnh, việc
đầu tiên là máy phải đo mức độ ánh sáng để tính toán sự phơi sáng thích
hợp. Thông thường, ánh sáng trong các trường hợp khác nhau có thể ảnh hưởng
không tốt đến sự phơi sáng của chủ thể. Ví dụ, môi trường ánh sáng mạnh có
thể khiến máy phơi sáng yếu làm chủ thể bị tối và các vùng xung quanh tối
hơn hoặc máy phơi sáng quá mức khiến chủ thể bị dư sáng trong khi các vùng
xung quanh bị tối. Vì vậy, đôi khi nên đặc biệt sử dụng các kỹ thuật đo
sáng thông dụng sau:
Đo sáng bên ngoài chủ thể
Nếu bạn sử dụng bất kỳ kỹ thuật
đo sáng nào được trình bày ở đây để chụp các chủ thể quá tối hay quá nhạt
màu nhưng lại chiếm phần lớn khung hình thì sẽ khiến máy cố phơi sáng chủ
thể cho thích hợp nhưng lại giảm ánh sáng hay làm dư sáng quá mức phần hậu
cảnh xung quanh. Để khắc phục điều này, bạn hãy đo sáng ở những điểm sáng
trung tính. Ví dụ, những mái vòm trắng của nhà hát Sydney đang trắng xóa
dưới ánh sáng mặt trời nên máy ảnh sẽ chỉnh độ phơi sáng thấp xuống nhằm
điều hòa ánh sáng của mái vòm nếu chúng ta không áp dụng phương pháp này.
Đo sáng đa điểm – Multi Segment
Metering
Còn được gọi bằng các thuật ngữ
như multi-zone, matrix hay evaluative metering. Kỹ thuật này chia khung
hình thành nhiều phần rồi đo ánh sáng trong từng phần. Sau đó, máy sẽ chọn
độ phơi sáng thích hợp nhất để vừa điều hòa được các vùng tối lẫn các vùng
sáng. Kỹ thuật đo sáng đa phần này là kỹ thuật tinh vi nhất trong mọi kỹ
thuật đo sáng. Kỹ thuật đo sáng đa phần lấy thông số trong tất cả các vùng
ánh sáng của lưới tổ ong. Kỹ thuật này thích hợp trong mọi trường hợp, nhất
là khi chụp phong cảnh.
Đo sáng trung tâm - Center
Weighted Metering
Kỹ thuật này đo ánh sáng từ toàn
bộ khung hình nhưng chú trọng phần chính giữa. Kỹ thuật này hỗ trợ tốt nhất
khi người chụp muốn tập trung vào chủ thể ở giữa khung hình hơn các phần xung
quanh. Kỹ thuật này rất hữu dụng khi chụp chân dung hay các chủ thể có ánh
sáng đều với những vùng xung quanh.
Đo sáng điểm – Sport Metering
Kỹ thuật này chỉ đo sáng trong
một vùng nhỏ chính giữa khung hình. Kỹ thuật này hữu dụng trong những cảnh
có độ tương phản cao như khi chủ thể bị rọi sáng hay khi có ánh sáng nghịch
mạnh. Nó đặc biệt hữu dụng để quyết định độ phơi sáng trong một vùng rất nhỏ
và đặc biệt. Bạn phải rất tỉ mỉ để xác định vị trí vùng chọn nếu không sẽ
đo sáng sai.
Giá trị phơi sáng (EV)
Người chụp ảnh thường bị bối rối
với quá nhiều con số về trị số khẩu độ và tốc độ màn trập, thế nhưng giá
trị phơi sáng được trình bày dễ dàng hơn với số nguyên. Mỗi giá trị phơi
sáng tương ứng với một lượng phơi sáng cụ thể hay một lượng ánh sáng chạm
đến bộ phận ghi nhận ảnh trong suốt thời gian phơi sáng. Giá trị này phụ
thuộc vào tốc độ màn trập, khẩu độ và độ nhạy bắt sáng. Mỗi giá trị phơi
sáng cũng tương ứng với các kết hợp giữa những tốc độ màn trập và khẩu độ
khác nhau cho cùng một giá trị phơi sáng giống nhau.
Bảng giá trị phơi sáng (ở ISO
100)
Ở bảng trên, với ISO 100, tốc độ
màn trập 1/8 và khẩu độ f/2,8 cho cùng giá trị phơi sáng là 6 so với cặp
tốc độ màn trập 1giây và khẩu độ f/8. Tương tự, với ISO 100, giá trị phơi
sáng 15 có thể là 1/250 với f/11, 1/125 với f/16, 1/60 với f/22, hoặc các
cặp kết hợp cho cùng giá trị khác. Bạn cũng có thể thấy rằng nếu tăng giá
trị phơi sáng thêm 1 thì sẽ giảm một nửa lượng ánh sáng đi qua trong khi
giảm giá trị phơi sáng xuống 1 thì lượng ánh sáng chạm vào bộ phận ghi nhận
hình ảnh sẽ tăng gấp đôi.
Sự bù trừ giá trị phơi sáng (EV
Compensationn - EVC)
Máy ảnh hiện đại ngày nay có bộ
phận đo sáng tiên tiến sẽ giúp bạn xác định giá trị phơi sáng chính xác.
Nhưng cho dù máy móc có thông minh đến mức nào thì cũng có những lúc
chúng bị nhầm lẫn và không thể cho bạn giá trị phơi sáng như mong muốn.
Trong trường hợp này, kỹ thuật bù trừ giá trị phơi sáng được trang bị trong
các máy ảnh kỹ thuật số ngày nay sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Kỹ
thuật bù trừ giá trị phơi sáng cho người chụp điều chỉnh giá trị phơi sáng
đa được đo. Tùy máy ảnh mà chế độ bù trừ giá trị phơi sáng có thể từ - 2 EV
đến + 2 EV hay - 5 đến +5 EV trong mức bù trừ 0,3 EV hoặc 0,5 EV. Có lẽ để
cố trình bày một cách logic với người sử dụng mà chế độ bù trừ giá trị phơi
sáng hiển thị trên máy ảnh lại khác so với những gì chúng ta biết ở trên.
Như đa đề cập, khi tăng EV lên 1 nghĩa là giảm lượng ánh sáng đến bộ phận
ghi nhận hình ảnh. Trên cơ sở đó, người chụp ảnh giỏi sẽ tăng EV lên 1 khi
ông muốn chụp một bức ảnh tối hơn. Tuy nhiên, có một sự trái ngược hoàn
toàn trên hiển thị của hệ thống đo sáng của máy ảnh. Khi tăng EV trong hệ
thống đo sáng của máy nghĩa là tăng độ phơi sáng và khi giảm EV nghĩa
là giảm độ phơi sáng.
Chế độ bù trừ độ phơi sáng
Chế độ chụp bù trừ độ phơi sáng
(bracketing) là kỹ thuật chụp một loạt nhiều tấm trên cùng một chủ thể với
các thiết lập thông số khác nhau để bạn có thể lựa ra tấm ảnh ưng ý nhất.
Chế độ chụp bù trừ độ phơi sáng (bracketing) có thể chụp một loạt ảnh với
các thông số khác nhau về tốc độ màn trập, khẩu độ, độ nhạy sáng ISO hay
các thông số khác để có được kết quả như mong muốn. Nhưng thông thường, khi
không đề cập đến các thông số trên thì chế độ chụp bù trừ độ phơi sáng
(bracketing) sẽ chụp một loạt ảnh với các mức độ phơi sáng khác nhau. Chế
độ này vô cùng quan trọng trong các trường hợp ánh sáng khó chụp. Bạn có
thể chụp bằng tay một cảnh ba lần như sau: lần thứ nhất độ phơi sáng được
xác định bởi hệ thống đo sáng của máy, lần thứ 2 độ phơi sáng cao hơn một
chút và lần thứ 3 độ phơi sáng thấp hơn lần thứ 1 một chút. Nhiều nhiếp ảnh
gia chụp một loạt từ 5 đến 7 độ phơi sáng khác nhau để đảm bảo sẽ có được
một bức ảnh ưng ý. Điều này đặc biệt thường thấy ở những nhiếp ảnh gia chụp
film, họ cần bảo đảm sẽ có một độ phơi sáng hoàn hảo. Nhiều máy ảnh còn có
chức năng tự động thay đổi độ bù trừ mức phơi sáng (theo thứ tự các bước và
các khung hình bạn đa chọn) khi bạn nhấn nút thả màn trập.
Nếu gặp phải một cảnh rất khó
chụp như có ánh sáng nghịch quá chói (thường gây dư sáng) hay một cảnh mà
chủ thể bị chìm trong màn tối (thường gây thiếu sáng), thì bạn hãy nhớ dùng
mức tăng giảm EV nhỏ hơn hoặc chụp ở chế độ bù trừ độ phơi sáng (bracketing).
Bù trừ độ phơi sáng bằng
đèn Flash
Bù trừ độ phơi sáng bằng đèn
flash (FEC) là một chức năng thường thấy trong máy ảnh có đèn flash liền và
cả máy có đèn flash rời. Nó cho phép bạn tăng hoặc giảm cường độ các loạt
ánh sáng flash phát ra. Một số máy ảnh còn có chức năng chụp bù trừ độ phơi
sáng bằng đèn flash cho phép máy tự động chỉnh một loạt độ phơi sáng khác
nhau bằng các cường độ ánh sáng flash khác nhau mà không cần thay đổi tốc
độ màn trập và/hay khẩu độ. Bạn chỉ cần lưu ý rằng hãy nhớ trả mọi thiết
lập bù trừ độ phơi sáng về mức trung bình (là 0) sau khi chụp. Khi cả EVC
và FE C được sử dụng thì hiệu quả sẽ tăng chồng lên. Hãy kiểm tra xem bạn
đa trả lại mọi giá trị thiết lập hay chưa trước khi cho rằng máy ảnh bị
hỏng khi thấy những bức ảnh bị thiếu sáng hoặc dư sáng.
Biểu đồ sáng
Nhiều máy kỹ thuật số ngày nay
biểu thị độ phơi sáng của một bức ảnh bằng biểu đồ trên màn hình. Nếu bạn
học toán thống kê ở trường bạn sẽ thấy biểu đồ là các bản đồ thị cơ bản thể
hiện các tần số được thống kê. Một bức ảnh được tạo thành từ các điểm ảnh
có giá trị từ 0 đến 255 để điễn tả độ sáng. Thang giá trị từ 0 đến 255 được
lấy làm trục hoành của biểu đồ và trục tung biểu thị số lần các điểm ảnh
của mỗi giá trị ở trục hoành xuất hiện trên bức ảnh.
Các trục đo giá trị của biểu đồ
Vì vậy, một biểu đồ
nghiêng về bên trái cho thấy bức ảnh thiếu sáng và tối, trong khi một biểu
đồ nghiêng về bên phải cho thấy bức ảnh dư sáng và bị chói sáng. Thông
thường, các bức ảnh có biểu đồ thẳng hay hình khối là những bức ảnh có độ
phơi sáng hợp lý.
Mặc dù biểu đồ hữu dụng trong
việc đo độ phơi sáng nhưng không biểu đồ nào là “tốt” hay “tệ” cả. Một số
bức ảnh như hai bức ở trên có biểu đồ nghiêng hẳn về một phía nhưng như bạn
thấy đấy, chúng là những bức ảnh hoàn hảo ở mọi góc độ và chủ thể chính đa
được thể hiện rất tốt.
|
|
Một MAS loại bán chuyên và chuyên thường thiết
kế 3 chức năng đo sáng:
1. Matrix metering: Đo sáng tổng
quát.
Trên khung ngắm được phân khúc thành nhiều
vùng với nhiều điểm đo khác nhau. Chip vi xử lý sẽ tổng hợp và chia trung bình
cộng để chọn ra một thời chụp tối ưu nhất.
Cách đo này phù hợp với:
·
Ảnh tương đối sáng đều
ở mọi vị trí.
2.
Center-weighted metering: Đo sáng trung tâm.
Phép đo này sẽ tiến hành đo ngay vòng tròn
đường kính 8 mm giữa khung ngắm.
·
Phép đo trung tâm này
thường được các bác nhiếp ảnh chuyên thể loại chân dung ngoài trời đánh giá rất
cao.
3.
Spot metering: Phép đo điểm phạm vi hẹp.
Đo sáng này xác lập phạm vi đo sáng trong một
hình tròn đường kính rất hẹp chỉ khoảng 2-3 mm tâm điểm khung ngắm (khoảng 1%
khung hình).
·
Phép đo này thường
được áp dụng khi một chủ đề có hướng chiếu sáng ngược, chính diện bị tối hơn
bối cảnh và đòi hỏi cần phải đo sáng với độ chính xác cao.
Ngoài việc chọn chế độ đo sáng của MAS, bạn có thể chọn chế
độ chụp BKT (Braketing) - MAS sẽ tự động pắn liên tục ba phát với trị số bù trừ
lần lượt là: 0, +1 và -1 EV để bạn dễ chọn một ảnh ưng ý. Như vậy, tùy vào vị
trí của hướng chiếu sáng so với chủ đề mà bạn định cho bức ảnh sắp chào đời một
phép đo sáng khác nhau.
Bác nào rành về cái mít tơ răng này vào
chia sẻ thêm đi ạ.
Có một câu chuyện vui về Metering systems tự động của SLR camera:
15 tay máy sử dụng các loại SLR khác nhau
(Nikon, Canon, Pentax, Olympus...) cùng chụp một đối tượng như nhau. Mode chụp
thống nhất là ưu tiên tốc độ ở 1/125s, ISO 100. Mode đo sáng tự chọn theo thói
quen và đặc thù của riêng mỗi dòng máy.
' alt="[IMG]" class="bbCodeImage LbImage" v:shapes="_x0000_i1025">
Và đây là kết quả auto exposure của mỗi
người...
...trong khi right exposure là ISO 100,
1/125s, f/16 : không có máy nào cho kết quả đúng cả!
valuative Metering
Evaluative metering (đối với Canon và Sigma)
còn được gọi là Matrix metering bởi Nikon, honeycomb bởi Sony, ESP bởi Plympus
hay segment bởi Pentax. Nhưng cho dù là tên gì đi nữa, Evaluative metering làm
việc bằng cách chia hình ảnh thanh nhiều vùng khác nhau như hình 1.
style='orphans: auto;text-align:start;widows: auto;-webkit-text-size-adjust: auto;
-webkit-text-stroke-width: 0px;word-spacing:0px' alt="[IMG]"
class="bbCodeImage LbImage" v:shapes="_x0000_i1026">
Hình 1. Bộ đo sáng của
máy ảnh làm việc bằng cách chia nhỏ viewfinder thành nhiều vùng và ước lượng
giá trị sáng của các vùng này. Số lượng các vùng không cố định và được quyết
định bởi loại máy ảnh của bạn.
Số lượng các vùng biến động rất lớn giữa các
loại máy ảnh. Một máy của Sigma có thể chỉ sử dụng 14 vùng khác nhau trong khi
có những máy của Nikon sử dụng đến 1005 vùng khác nhau.
Bộ đo sáng đọc giá trị ánh sáng giữa các vùng
và tính giá trị trung bình nhằm đưa ra một giá trị phơi sáng (exposure) tốt
nhất có thể giữ lại phần lớn thông tin hình ảnh trong khả năng thu nhận của bộ
cảm biến (sensor). Đây là một lĩnh vực mà các máy ảnh dSLR thực sự vượt trội so
với dòng máy ảnh bỏ túi. Các bộ cảm biến của máy dSLR lớn hơn nhiều, vì thế nó
có khả năng ghi nhận khoảng giá trị sáng lớn hơn.
Center-weighted Metering
Center-weightedmetering hướng đến việc đo đạc
ánh sáng tại vùng trung tâm của ảnh. Nó cho phép bạn có giá trị chính xác hơn
đối với một vùng quan trọng trên ảnh và làm việc tốt khi mà ánh sáng của toàn
bộ khung cảnh không thay đổi nhiều. Hình 2 thể hiện một ví dụ của cách đo sáng
này.
style='orphans: auto;text-align:start;widows: auto;-webkit-text-size-adjust: auto;
-webkit-text-stroke-width: 0px;word-spacing:0px' alt="[IMG]"
class="bbCodeImage LbImage" v:shapes="_x0000_i1027">
Hình 2. Trong chế độ
center-weighted metering, máy ảnh sử dụng vùng trung tâm của viewfinder để
quyết định độ phơi sáng
Một biến thể của center-weighted metering là
center-weighted evaluative metering, trong đó toàn bộ ảnh đều được xử lý khi
quyết định độ phơi sáng nhưng vùng trung tâm của tấm ảnh sẽ được coi trọng hơn
khi tính toán giá trị này.
Spot Metering
Spot metering chỉ có mặt ở những máy ảnh tầm
trung hoặc các máy ảnh chuyên nghiệp. Chế độ này đo sáng những vùng nhất định
trên ảnh, thường chỉ chiếm khoảng 3% của toàn bộ khung hình để quyết định độ
phơi sáng. Trên một số máy ảnh, điểm đo sáng được cố định ở chính giữa
viewfinder nhưng trên một số máy ảnh khác (như của Canon), bạn có thể thiết lập
để bộ đo sáng đọc giá trị này từ bất kì điểm nào được focus. Hình 3 và 4 thể
hiện các ví dụ về chế độ này.
Hình 3. Trong nhiều
máy ảnh, chế độ spot-metering sử dụng một vùng nhỏ trên viewfinder để tính toán
độ phơi sáng. Chế độ này làm việc tốt nhất khi các tình huống ánh sáng phức
tạp.
Hình 4. Một số máy ảnh
cấp cao như Canon 1Ds Mark II có thể sử dụng bất kì điểm focus nào làm vùng đo
sáng. Điểm focus sẽ được hiển thị lên viewfinder với màu đỏ.
Spot
metering là lựa chọn tốt nhất khi một vùng xác định trên ảnh có tính quyết định
với việc đo sáng. Một ví dụ của chế độ này là khi bạn chụp hình một ai đó trong
điều kiện ánh sáng hậu cảnh quá tối hay quá sáng. Trong tình huống này,
evaluative metering sẽ cho ra kết quả over-exposure hay under-exposure đối với
chủ đề. Nếu máy ảnh của bạn không có chế độ spot-metering, bạn có thể sử dụng
center-weighted metering thay thế.
Chọn độ phơi sáng (Exposure) phù hợp
Với những lựa chọn trên, làm thế nào bạn có
thể chọn cái phù hợp nhất với mình? Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh khi bạn
chụp. Chế độ evaluative thông thường là lựa chọn tốt nhất đối với phần lớn mọi
tình huống. Mặc dù vậy, đôi khi bạn vẫn cần thay đổi độ phơi sáng mà máy ảnh
khuyến cáo để có kết quả tốt hơn. Trong chương này, tôi sẽ bàn đến vẫn đề trong
từng tình huống cụ thể, làm thế nào để có thể chọn ra độ phơi sáng thích hợp
nhất, tránh những vấn đề đáng tiếc liên quan đến yếu tố này.
Độ phơi sáng được quyết định như thế nào?
Bộ đo sáng trong máy ảnh của bạn làm việc bằng
cách đọc ánh sáng được phản chiếu vào bộ bộ cảm biến (sensor). Nó sử dụng thông
tin này để tìm ra giới hạn sáng-tối có thể ghi nhận được. Khi bạn sử dụng
evaluative metering, máy ảnh sẽ tính giá trị trung bình của các vùng. Hãy nhìn
ví dụ trong hình 5.
Hình 5. Ảnh này có đầy
đủ 10 mức (stop) trong giới hạn đo sáng - giá trị gần như ở mức cao nhất mà các
bộ cảm biến dSLR có thể ghi nhận
Giới hạn đo sáng được gọi là Exposure Value
(EV). Một giá trị thấp sẽ cho ra kết quả là ảnh tối hơn. Khi khung cảnh được
đánh giá, vùng tối nhất sẽ có giá trị là EV2 trong khi vùng sáng nhất sẽ có giá
trị là EV12. Toàn bộ giới hạn này bao gồm 10 mức (stop). Trong ví dụ này, máy
ảnh sẽ chọn độ phơi sáng có giá trị là EV7, giá trị nằm giữa EV2 và EV12.
Lưu ý:
·
Bạn có thể tăng chi
tiết ghi nhận được bằng cách chụp ở chế độ raw. Mô tả chi tiết về chế độ này
cũng như làm thế nào để tận dụng ưu điểm của nó sẽ được bàn đến trong một phần
khác.
·
Nếu bộ cảm biến trong
máy ảnh của bạn có khả năng quản lý 10 mức giá trị sáng khác nhau, mọi thứ đều
tuyệt vời và bạn có một tấm ảnh với đầy đủ chi tiết từ sáng đến tối. Nhưng nếu
bạn không thể thu lại đầy đủ giới hạn sáng trong khung hình của mình thì sao?
·
Trong trường hợp này,
bạn sẽ muốn độ phơi sáng được tập trung vào những chi tiết quan trọng trên tấm
hình. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn chụp chi tiết của những bộ quần áo tối
màu, chi tiết trong bóng râm, bạn sẽ cần tăng độ phơi sáng lên. Nếu những đám
mây, tuyết hay những vùng trắng là những yếu tố quan trọng trong tấm ảnh của
bạn, bạn cần độ phơi sáng thấp trong đó nhưng vùng tối sẽ bị mất bớt đi chi
tiết.
·
Máy ảnh số nhạy cảm
với những vùng sáng hơn là những vùng tối. Vì vậy phương pháp bình thường đối
với độ phơi sáng là để bộ đo sáng đo phần sáng nhất của chủ đề bạn muốn lấy chi
tiết. Bạn sẽ dễ dàng phục hồi lại các vùng tối hơn là các vùng sáng với
Photoshop CS2 hay Photoshop Elements.
Sử
dụng Exposure Compensation
Tất cả các máy ảnh dSLR đều cho phép bạn điều
chỉnh giá trị phơi sáng khuyến cáo thông qua một tính năng gọi là exposure
compensation. Phụ thuộc vào máy ảnh của bạn, giá trị này có thể thay đổi mỗi
1/2 hay 1/3 stop. Sự bù sáng này làm việc bằng cách thay đổi giá trị phơi sáng
khuyến cáo nhiều hay ít hơn trong một tình huống cụ thể. Như trong ví dụ sau,
hình 6 được chụp với giá trị phơi sáng mà bộ đo sáng khuyến cáo
Hình 6. Thỉnh thoảng, giá trị phơi sáng khuyến cáo không phải là lựa chọn
tốt nhất. Ở tấm hình này, các vùng sáng bị over-exposure.
Thủ thuật
Mỗi khi bạn chụp trong tình huống ánh sáng
không ổn định hoặc phức tạp, tôi khuyên bạn nên chụp thử một ảnh để xem trước
khi chụp loạt ảnh tiếp theo. Việc này cho phép bạn có thể điều chỉnh ngay lập
tức nhằm tránh khả năng phải bỏ đi những tấm hình.
Những vùng sáng nhìn trông sáng hơn là tôi
muốn. Vì vậy tôi chụp lại với độ bù sáng là -2/3 nhằm giảm đi lượng ánh sáng
trong quá trình phơi sáng. Điều này tương tự như thay đổi khẩu độ hay tốc độ
chập nhưng kết quả mang lại sẽ tốt hơn những lựa chọn này. Sau khi điều chiển
độ phơi sáng giảm đi 2/3, tôi có được tấm hình như ở hình 4.7. Các vùng sáng
trông rõ ràng hơn và nó giống với tấm hình mà tôi nghĩ trong đầu trước khi chụp
hơn.
Hình 7. Bằng cách sử
dụng exposure compensation, tôi đã giảm độ phơi sáng một giá trị là 2/3 stop.
Điều này mang lại chi tiết rõ ràng hơn cho tấm ảnh.
Làm sao bạn có thể biết khi nào exposure
compensation là một lựa chọn khôn ngoan? Xét cho cùng, nếu bạn đợi đến khi về
nhà, xem lại ảnh trên máy tính thì bạn sẽ có thể phải quay trở lại chụp những
tấm hình đó 1 lần nữa khi thấy những điều kì cục trên tấm ảnh của mình. Đây là
lúc mà màn hình LCD với biểu đồ (histogram) có thể cho bạn phản hồi ngay lập
tức với tấm ảnh của mình.
Trong hình 8, bạn có thể thấy histogram với ví
dụ overexposure ở hình 6. Những chi tiết trong các vùng sáng sẽ được đặt ở bên
phải của histogram chỉ ra rằng bạn có vấn đề với overexposure.
Hình 8. Đây là histogram với độ phơi sáng khuyến cáo. Bạn có thể thấy rằng những
vùng sáng được đặt ở bên phải của histogram, chỉ ra rằng bạn sẽ bị mất chi tiết
ở những vùng này.
Sau khi bù sáng với giá trị là -2/3 stop,
histogram được chuyển sang trái, cho phép tôi ghi nhận được nhiều chi tiết của
các vùng sáng hơn, điều mà tôi đã cố gằng làm trước khi chụp (hình 9)
Hình 9. Sau khi thực hiện exposure compensation, tất cả dữ liệu đều nằm
trong giới hạn của histogram.
Nếu bạn phải đối diện với hình huống ánh sáng
thay đổi nhanh chóng, bạn có thể sử dụng exposure bracketing. Trên phần lớn các
máy ảnh, exposure bracketing sẽ chụp 3 ảnh: một ảnh với độ phơi sáng được giảm
bớt, một ảnh với độ phơi sáng chuẩn và ảnh còn lại với độ phơi sáng tăng lên so
với độ phơi sáng được máy ảnh tính toán ra. Bạn có thể thiết lập giá trị thay
đổi với độ phơi sáng nhưng thông thường tôi chỉ sử dụng các mức tăng giảm là
1/2 stop để đảm bảo rằng những tấm ảnh sẽ có mức phơi sáng chính xác. Việc làm
thế nào sử dụng chức năng này bạn có thể xem thêm trong sách hướng dẫn sử dụng
máy ảnh của mình. Các hình 10a, 10b và 10c hiển thị 3 ảnh được chụp sử dụng
tính năng này.
style='orphans: auto;text-align:start;widows: auto;-webkit-text-size-adjust: auto;
-webkit-text-stroke-width: 0px;word-spacing:0px' alt="[IMG]"
class="bbCodeImage LbImage" v:shapes="_x0000_i1035">
Hình 10a. Với exposure bracketing bạn sẽ chụp được 3 hay nhiều ảnh. Đây là
mức phơi sáng đầu tiên, nhỏ hơn mức phơi sáng được khuyến cáo 1/2 stop
Hình 10b. Mức phơi sáng thức hai trong bộ ảnh là mức phơi sáng được khuyến
cáo
Hình 10c. Mức phơi
sáng cuối cùng này lớn hơn mức phơi sáng được khuyến cáo 1/2 stop.
Chụp các chủ đề tối
Bởi vì bộ đo sáng trong máy ảnh được thiết lập
để lưu lại mọi thứ dựa trên mức sáng trung bình (18% trên thang độ xám), các
chủ đề tối đôi khi sẽ trở nên sáng quá khi bạn thử tăng mức sáng trung bình này
lên. Để khắc phục điều này, bạn có thể sử dụng exposure compensation, sử dụng
chế độ đo sáng spot metering (nếu máy bạn hỗ trợ) hay đo sáng vào vùng có độ
sáng lớn hơn.
Phần lớn các máy ảnh đều có khả năng lưu
(khóa) lại thông tin về độ phơi sáng và cho bạn phối cảnh lại lại trước khi
chụp. Điều này thông thường được thực hiện ở chế độ chụp 1 ảnh một (Single Shot
Focus) bằng cách focus vào chủ đề, giữ nguyên nút chụp ở vị trí 1/2 trong khi
bạn phối cảnh lại. Lựa chọn khác nếu máy ảnh của bạn có nút khóa exposure, bạn
có thể sử dụng nó. Giá trị ghi nhận được sẽ được giữ cho đến khi ảnh được chụp.
Vì thế bạn cso thể thay đổi tiêu cự, focus hay phối cảnh lại tấm hình. Khi nút
chụp được nhấn và ảnh đã được lưu lại, việc khóa giá trị phơi sáng sẽ bị chấm
dứt và bạn sẵn sàng để chụp tấm hình kế tiếp.
Đối với những ảnh có một lượng lớn các vùng
tối, điều chỉnh độ phơi sáng có thể lên đến giá trị tương đương 2 khẩu độ
(f-stop). Ví dụ trong hình 11, tôi chụp khung cảnh ở giá trị phơi sáng đo được.
Hình 11. Các ảnh tối có thể bị overexposure bởi bộ đo sáng giống như ví dụ
bên dưới
Như
bạn thấy, các vùng màu đen có thang độ xám lớn hơn do bộ đo sáng óố gắng đưa
những vùng này về gần điểm đo sáng trung bình. Trong hình 4.12, tôi sử dụng độ
bù sáng là -1 2/3 (-1.67) stop để những vùng này tôi tối hơn như ảnh gốc
Hình 12. Để những vùng
màu đen giữ màu nhưng chúng vốn có, tôi sử dụng độ bù sáng là -1 2/3 stop.
Chụp các chủ đề sáng
Trừ khi bạn là một fan của tuyết có màu xám
hay những hình ảnh bị mất màu trắng, thông thường việc chụp các chủ đề sáng
cũng yêu cầu phải điều chỉnh độ phơi sáng. Giống như chụp các chủ đề tối, khi
bộ đo sáng đánh giá ánh sáng của khung cảnh (một vùng tuyết trắng chẳng hạn),
nó sẽ cố gắng thể hiện khung cảnh toàn tuyết trắng ở mức sáng trung bình. Đó là
nguyên nhân bức ảnh của bạn trông có vẻ xám đi (hoặc nhìn trông hơi xanh xanh)
Trong hình 13, tôi chụp ở mức phơi sáng được
khuyến cáo. Như bạn thấy, các vùng trắng trông không sáng như nó vốn có.
Hình 13. Các khung
cảnh sáng cũng có những vẫn đề như các khung cảnh tối. Bộ đo sáng cố gắng để
chủ đề chính nằm ở mức sáng trung bình, làm cho những vùng trắng trông bị xám
đi.
Bằng cách sử dụng exposure compensation và
chụp tấm hình ở mức bù sáng là +2 stop, lớp tuyết trông sáng trở lại trong khi
vẫn giữ được nguyên chi tiết.
alt="[IMG]" class="bbCodeImage LbImage" v:shapes="_x0000_i1041">
Hình 14. Bằng cách +2
stop vào độ phơi sáng, các vùng trắng sẽ trở lại như chúng vốn có.
Chụp ảnh với nguồn sáng ở phía sau
Những khung cảnh có nguồn sáng phía sau là
những tình huống khó khăn nhất để bộ đo sáng thực hiện chính xác công việc.
Thông thường bạn sẽ có một nguồn rất sáng, như mặc trời, đến mức làm tràn ngập
bộ đo sáng. Để khắc phục, bộ đo sáng cố gắng đưa những vùng sáng nhất về trong
giới hạn thông thường. Điều này sẽ làm cho bạn chỉ nhìn thấy cái bóng đen của
người hay của các chủ đề khác.
Thủ thuật
Giải pháp tốt nhất với nguồn sáng ở phía sau
là sử dụng đèn flash để giúp chiếu sáng chủ đề.
Trong tình huống này, sử dụng center-weighted
hay spot metering là lựa chọn tốt nhất vì bạn sẽ luôn luôn đo sáng chủ đề và
loại bỏ phần nền sáng. Hình 4.15 thể hiện một tấm hình được chụp ở mức độ phơi
sáng tính ra trong chế độ evaluative metering.
Hình 15. Trong tình
huống hậu cảnh quá sáng, bộ đo sáng sẽ bị tràn ngập bởi ánh sáng của hậu cảnh
và làm cho chủ đề chính bị under-exposure.
Bằng cách chuyển sang chế độ spot metering,
tôi ó thể thay đổi đâu là nguồn sáng chính và kết quả là tấm ảnh như trong hình
16. Độ phơi sáng bị thay đổi đi 3 stop. Mặc dù tôi bị mất chi tiết ở những vùng
sáng nhưng tôi lại có thể nhìn rõ chủ đề trong tấm ảnh là gì.
Hình 16. Bằng cách
chuyển sang spot metering, tôi có được độ phơi sáng tốt hơn, cho phép tôi ghi
lại chi tiết về chủ đề mặc dù bị mất đi chi tiết ở hậu cảnh.
Khi bạn không thể chuyển sang chế độ đo sáng
khác vì một vài lý do nào đó thì đó là thời điểm cho bạn sáng tạo bằng cách sử
dụng một kĩ thuật khác. Bạn hãy đo sáng bầu trời mà không có mặt trời trong
khung hình (tôi giả sử bạn đang chụp với nguồn sáng phía sau là mặt trời) hoặc
đo sáng vào mặt đất. Ngoài ra bạn cũng có thể di chuyển đến gần chủ đề để chủ đề
chiếm trọn khung hình, sau đó nhấn 1/2 nút chụp để bộ đo sáng hoạt động. Nếu
máy ảnh của bạn có nút khóa exposure, khóa giá trị bạn đo được rồi di chuyển để
phối lại lại tấm hình bạn muốn chụp (tất nhiên, nếu không có nút khóa này, bạn
sẽ phải giữ nguyên nút chụp ở vị trí 1/2 trong khi di chuyển và phối cảnh).
Bài dịch từ chương 4 - The Digital SLR Guide: Beyond Point-and-Shoot
Digital Photography của tác
giảJon Canfield
Thời gian gần đây, khi
khám phá những miền đất mới thu hút, Hải Piano cảm thấy bộ máy ảnh cồng
kềnh ngày càng trở ngại. Hành trình dài ngày với chiếc máy quá nặng trên cổ đôi
khi làm anh mệt mỏi và dần mất thói quen kiên nhẫn khi chụp ảnh. Anh bắt đầu
ước ao có một chiếc máy nhỏ mà chất lượng ảnh gần như máy kỹ thuật số chuyên
nghiệp có thể thay ống kính (DSLR), nhưng phải có thiết kế thật chuyên nghiệp.
“Khi nghe đến dòng
Canon PowerShot, thường tôi nghĩ đến các dòng máy du lịch. Nhưng lúc cầm trên
tay Canon PowerShot G1X, tôi hơi giật mình vì thiết kế đơn giản với đường nét
góc canh khá cổ điển, nhiều góc vuông, nhiều vòng xoay điều chỉnh”, Hải Piano
chia sẻ.
Cảm giác cầm thân máy
kim loại của G1X rất chắc tay và thân quen như cầm máy DSLR. Các chức năng
chính của máy được chuyển ra các vòng xoay và nút bấm như máy chuyên nghiệp:
nút chỉnh ISO, đo sáng, flash ở ngay trên thân máy, tăng giảm EV trên vòng tròn
chức năng. Thao tác chụp khá giống máy ảnh “hầm hố”.
Điểm nổi bật nhất của
G1X là sensor APS-C tương đương máy DSLR cho file ảnh chất lượng cao, chi tiết
ảnh sắc nét. Công nghệ HS xử lý các hoàn cảnh chụp trong ánh sáng yếu khá hoàn
hảo. Người dùng có thể tự tin chỉnh ISO lên 6.400 như máy DSLR chuyên nghiệp mà
không bỏ lỡ khoảnh khắc nào cả. Thuận tiện nhất là ống kính có chất lượng quang
học khá tốt với độ mở tối đa f2.8 và dải zoom “all in one” 28-112 mm. Ống zoom
này đủ để chụp cả một lễ hội hay toàn bộ chuyến đi mà không cần phải quan tâm
đến thay ống kính như DSLR. Hệ thống chống rung cho ảnh nét dù chụp tốc độ chậm
hơn 4 stops so với bình thường cũng là điểm đặc biệt ở chiếc máy ảnh này.
“Từ khi cầm Canon
PowerShot G1X, tôi bắt đầu cảm thấy tĩnh tâm hơn khi chụp ảnh. Máy nhẹ nên thật
thong thả, không phải quan tâm nhiều đến vác máy hay thay ống kính. Tôi bắt đầu
tập trở lại cảm giác chụp ảnh đơn giản như thời chụp máy film, tính toán kỹ các
thông số, tận dụng hết các hiệu ứng của máy và tĩnh tâm hơn để chờ đợi cú bấm
máy đúng khoảnh khắc”, Hải Piano tâm sự. Nhờ đó những bức ảnh đẹp từ G1X đã
được hoàn chỉnh ngay khi bấm máy. Với anh, G1X như sự giải phóng khỏi đống máy
móc nặng nề, bỏ thói quen chụp ảnh quá lạm dụng kỹ thuật của DSLR.
Dưới đây là những bức
ảnh đặc sắc được Hải Piano chụp từ Canon PowerShot G1X:
Ráng chiều trên đảo Pangkor, Malaysia. Ảnh chụp bằng Canon PowerShot G1X. Thông
số ảnh: 5 giây, f/16, ISO 100, 28 mm.
Hải Piano cho biết,
khi chụp bức ảnh này, anh liền nhớ đến câu “Những bức ảnh đơn giản nhất, đôi
khi lại khó chụp nhất” của Neil Leifer. Vì một bức ảnh phơi sáng lâu thường
nhìn rất giản dị, nhẹ nhàng nhưng nếu không có sự tính trước và trang bị đầy đủ
thì khó có thể chụp ảnh phơi sáng được.
Trong trường hợp này,
để phơi sáng lâu cho sóng nhòe thì phải giảm tốc độ chụp xuống ít nhất từ 3 đến
5 giây, thậm chí 30. Trong tính năng của G1X có hiệu ứng thú vị là filter ND
giúp giảm 3 stops và anh cộng EV trên G1X thêm 2 khẩu độ để tốc độ chụp giảm
hơn nữa. Chỉ cần đặt G1X trên chân máy nhỏ, đợi sau khi mặt trời lặn, biển tối
dần và ráng chiều rực lên, có thể dùng chức năng hẹn giờ để chống rung máy khi
bấm là có bức ảnh phơi sáng 5 giây.
Tháp Pô Klong Garai, Phan Rang. Ảnh chụp bằng máy PowerShot G1X, thông số ảnh:
1/400 giây, f/5.6, ISO 100, 100 mm.
Nếu bằng một máy ảnh
du lịch thông thường với sensor nhỏ, khi chụp một cảnh có độ chênh sáng cao
giữa ngoài tháp và trong cửa gỗ, chắc chắn là bên ngoài đủ sáng thì cửa gỗ sẽ
đen sì và ngược lại. Lúc này sẽ xảy ra trường hợp đủ thấy chi tiết khóa cửa và cửa
gỗ, thì chi tiết áo của người phụ nữ Chăm hay phần gạch ngoài tháp sẽ bị dư
sáng, mất chi tiết. Nhưng với G1X, nhờ có bộ cảm biến hình ảnh APS-C với dải
nhận sáng (dynamic range) khá rộng nên chi tiết phần ngoài tháp lẫn phía trong
cửa gỗ vẫn đầy đủ và thấy rõ.
Kualar Lumpur, Malaysia. Ảnh chụp bằng PowerShot G1X, thông số: 1/40 giây,
f/3.2, ISO 100, 28 mm.
Với ống kính rộng
tương đương 28 mm và độ mở tối đa f2.8, G1X là máy ảnh lý tưởng cho ảnh đời
thường. Đặc biệt khả năng cân bằng trắng và thể hiện màu sắc của G1X rất chính
xác. Chúng ta có thể thấy màu tím hoa lan, màu hồng cánh sen, màu đỏ… đều được
thể hiện rõ nét và không bị ám sắc. Với công nghệ HS của máy, hình ảnh trong
trẻo và màu sắc tươi tắn hơn.
Ảnh chụp với PowerShot
G1X. Thông số ảnh: 1/100 giây, f/11, ISO 100, tiêu cự 65 mm.
Trường hợp này Hải
Piano thử dùng G1X gắn bộ kích hoạt đèn flash với hai đèn hai bên. Một đèn trực
tiếp và một đèn dập trần cho ảnh chụp một đĩa kem dâu với màu sắc trong trẻo,
rực rỡ. Các màu sắc tách rõ ràng, dù phần đỏ cam chiếm diện tích khá nhiều
nhưng các màu khác vẫn không bị ám sắc. Ảnh có độ nét và chất lượng như chụp từ
DSLR.
Bến Tri Thủy – Phan Rang. Ảnh chụp bằng máy PowerShot G1X. Thông số: 1/125
giây, f/9, ISO 200, flash.
Khi nhiếp ảnh gia Hải
Piano đến bến cá thì mặt trời lên lưng chừng rồi và ngược sáng rất mạnh. Nếu
không có bù sáng từ phía người chụp thì mặt và chi tiết các nhân vật trong ảnh
sẽ bị tối đen. Anh đã sử dụng flash của G1X để đánh mạnh vào các nhân vật và có
được bức ảnh vừa ghi nhận được ánh ban mai vàng rực, vừa rõ màu các nhân vật và
rổ cá. Ảnh này cho thấy chất lượng quang học của ống kính gắn ở G1X khá tốt,
ánh sáng chiếu ngược quá mạnh nhưng vẫn không bị flare hay xuất hiện những
quầng sáng lạ.
Hẻm chợ lồng đèn Phú Định, TP HCM. Ảnh chụp từ PowerShot G1X, thông số: 1/100
giây, f/4, ISO 8.000.
Còn ảnh chụp đèn lồng
tuy đơn giản nhưng thực ra phải vận dụng nhiều chức năng của máy để bắt kịp
khoảnh khắc này. Bối cảnh là một hẻm tối, chú chủ tiệm vừa bán hàng vừa làm
lồng đèn nên di chuyển khá nhanh. Nhờ ISO 8.000, để tốc độ 1/100 giây, G1X “bắt
dính” cảnh chú ngồi thụp xuống chiếc đèn đẹp nhất để chỉnh sửa. Công nghệ HS và
vi xử lý DIGIC5 cho chất lượng hình ảnh đáng kinh ngạc, ở ISO 8.000 mà chi tiết
và màu sắc thể hiện rất tốt, xử lý noise hiệu quả.
Chùa Ngọc Hoàng, TP HCM. Ảnh chụp bằng Powershot G1X, thông số: 1/15 giây,
f/5.6, 64 mm, ISO 12.800.
Nhiếp ảnh gia muốn
chụp các hoa văn thật sắc nét trên chiếc chuông cổ để làm tư liệu cho bài viết
về họa tiết. Nhưng chuông được đặt ở nơi ánh sáng rất yếu và chỗ hoa văn anh
muốn chụp lại nằm ở góc tối của chuông. Vì vậy, Hải Piano mạnh dạn dùng ISO
12.800 và tốc độ chụp rất thấp 1/15 giây. Tuy nhiên, hệ thống chống rung thông
minh của máy đã giúp ổn định hình ảnh dù tốc độ chụp khá thấp. Một lần nữa khả
năng khử noise và dynamic range của G1X thật tuyệt ở ISO 12.600. Chi tiết và
màu sắc kim loại đồng vẫn thể hiện tốt. Điều này có nhiều máy DSRL chưa chắc đã
thể hiện được.
Chùa Ngọc Hoàng, TP HCM. Thông số ảnh: 1/30 giây, f/5.6, ISO 1.600, chế độ chụp
đơn sắc.
Để ghi nhận những tia
sáng mạnh từ nóc chùa tỏa xuống những người đang hành lễ, trong không gian cổ
kính và trầm mặc, Hải Piano chuyển sang chế độ chụp đơn sắc và dùng tone trắng
đen. Chỉnh ISO lên cao một chút cho máy tự động khép khẩu ở khẩu độ an toàn
f/5.6 và lấy nét vào những tia sáng. Kết quả là G1X cho một bức ảnh trắng đen
với độ tương phản rất tốt, chi tiết vùng sáng và vùng tối đều thể hiện rõ nét
dù chênh sáng nhiều. Để có một bức ảnh trắng đen đẹp, với G1X người dùng không
phải chụp ảnh màu rồi về dùng phần mềm chuyển sang ảnh trắng đen nữa.
Thông số ảnh: 1/320 giây, f/5.6, ISO 16.000.
Khi ngồi ở một góc
đường trung tâm thành phố thì cơn mưa lớn xuất hiện, anh chợt nảy ý tưởng chụp
cảnh sinh hoạt sao thấy rõ từng hạt mưa. Muốn vậy thì tốc độ chụp phải trên
1/300 giây. Anh chuyển sang chế độ ưu tiên khẩu độ Tv để chỉnh tốc độ cố định
lên 1/320, dùng ISO 1.600 để máy khép khẩu đủ độ nét. Rất may có hai du khách
đi ngang qua đường trên nền tối của hàng me, và G1X đã ghi nhận rõ từng hạt mưa
rơi.
Lễ mở cửa tháp, Lễ hội Ka Tê Phan Rang. Thông số ảnh: 1/250 giây, f/3.5, ISO
100.
Khoảnh khắc người thầy
cúng té nước vào tượng Siva để làm lễ mở cửa tháp là cực nhanh và khó bắt kịp,
ngay cả với máy DSLR. Trong biển người hành hương thì chiếc máy có kích thước
nhỏ như G1X thật thoải mái di chuyển và chụp ảnh. Nhiếp ảnh gia chuyển máy sang
chế độ chụp tốc độ cao High-speed Burst HQ với 4,5 ảnh trên giây và có thể chụp
liên tục 6 ảnh. Nhẹ nhàng cầm G1X, Hải Piano đứng chờ thời khắc người thầy cúng
té mạnh bát nước và bấm máy. Hệ thống lấy nét thật hoàn hảo, hình ảnh ghi nhận
được rất sắc nét và là khoảnh khắc hiếm có trong lễ hội.
Minh Trí
Theo SoHoa
TÌM HIỂU VỀ CHỨC NĂNG AI SERVO – LẤY NÉT ĐỘNG
Nếu bạn là một nhà nhiếp ảnh sử dụng máy ảnh kỹ
thuật số Canon, khi bạn chụp ảnh các chủ đề di động, bạn sẽ phải tận dụng chức
năng AI Servo của máy ảnh. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu nhanh chức năng
này, và cách sử dụng nó một cách hiệu quả.
AI SERVO LÀ GÌ ?
AI Servo là chức năng tiên đoán của hệ thống tự
động lấy nét của máy ảnh Canon. Tên đầy đủ của hệ thống này “Trí thông minh
Nhân tạo” (Artificial Intelligence) dùng để tiên đoán tốc độ và khoảng cách của
chủ đề di động. Hệ thống này giúp bạn có nhiều cơ hội hơn để chụp được ảnh sắc
nét khi chủ đề của bạn đang di chuyển với tốc nhanh.
HỆ THỐNG AI SERVO HOẠT ĐỘNG RA SAO ?
Hệ thống AI Servo hoạt động với chức năng cơ bản
sau đây :
Tiên đoán
điểm tự động lấy nét : Khi chức năng AI Servo được kích hoạt, nó sẽ tiên đoán
tốc độ và hướng di chuyển của chủ đề được chụp ảnh.
Kiểm soát
cò bấm máy : Trong một loạt ảnh chụp liên tục, nhà nhiếp ảnh sẽ bấm máy tấm ảnh
đầu tiên trong loạt ảnh được chup. Sau đó máy ảnh sẽ tự động kiểm soát khoảnh
khắc bấm máy của các bức ảnh tiếp theo trong loạt ảnh sẽ chụp.
Khi chụp ảnh, bạn có thể nhìn thấy hoạt động của
chức năng AI Servo trong khung ngắm máy ảnh. Khi bạn ấn nửa cò bấm máy, máy ảnh
sẽ truy đuổi theo hướng di chuyển của chủ đề bằng điểm lấy nét hiện hành. Trong
quá trình này bạn có thể thấy ống kính máy ảnh tiếp tục lấy nét theo chủ đề.
Trong chế độ AI Servo, bạn có thể báo cho hệ
thống tự động lấy nét của máy ảnh biết để truy đuổi chủ đề bằng cách quan sát
điểm báo rõ nét trong khung ngắm máy ảnh phía dưới bên phải của khung hình.
Nếu bạn không nhìn thấy điểm báo rõ nét xuất
hiện, tức là lúc máy ảnh đang truy đuổi chủ đề. Nếu điểm báo này nhấp nháy một
cách nhanh chóng và liên tục, có nghĩa là hệ thống tự động lấy nét không thể
truy đuổi được chủ đề. Điểm này hơi khác biệt so với khi bạn chụp ảnh bằng cách
lấy nét từng tấm một (One Shot AF). Trong chế độ One Shot, điểm báo rõ nét sẽ
nhấp nháy khi máy ảnh không thể lấy nét được, và điểm này sẽ bật sáng khi máy
ảnh khóa lấy nét (focus lock).
Máy ảnh EOS-1D Mark II là chiếc máy ảnh kỹ thuật
số Canon đầu tiên được thiết kế hai CPU để thực hiện chức năng tự động lấy nét
và xoay ống kính trong quá trình lấy nét.
CPU tự động lấy nét của máy ảnh là một bộ vi xử
lý 33 MHz, 32 bit RISC (reduced instruction set) dùng để phát hiện vùng tự động
lấy nét và tự động chọn điểm lấy nét. Trong khi đó CPU của máy ảnh là một bộ vi
xử lý 32 MHz, 32 bit RISC dùng để kiểm soát sự giao tiếp giữa máy ảnh và ống
kính, kiểm soát việc xoay ống kính khi lấy nét, và tính toán để dự đoán điểm
lấy nét của chủ đề. Kết quả là việc lấy nét được thực hiện nhanh hơn hệ thống
lấy nét của máy ảnh EOS 1D. Chế độ lấy nét One-Shot AF cũng nhanh hơn, và chế
độ tự động lấy nét AI Servo cũng đạt được độ chính xác cao hơn.
KỸ THUẬT THỰC HIỆN VIỆC LẤY NÉT BẰNG CHỨC NĂNG AI SERVO.
Trước tiên nếu bạn muốn bức ảnh đầu tiên chụp
bằng chức năng AI Servo được sắc nét, bạn phải truy đuổi chủ đề trong thời gian
tối thiểu từ 1 – 2 giây trước khi bấm máy.
Chọn điểm lấy nét :
Điểm tự
động lấy nét đơn (Single AF point) thường cho kết quả tốt hơn khi chụp ảnh một
đội vận động viên thể thao trong trường hợp bạn muốn chọn một cá thể trong một
nhóm người.
Chức năng
tự động chọn điểm lấy nét (AFPS : Automatic Focus Point Selection) thường hiệu
quả hơn khi chụp ảnh một vận động viên riêng lẻ và chụp ảnh động vật hoang dã
như chụp chim thú đang bay nhẩy một cách độc lập.
Chọn chức năng tùy chọn (Custom Functions) :
1. C.Fn 4-3 : Tùy chọn này thường được các nhà
nhiếp ảnh thể thao ưa chuộng vì có nhiều tiện ích như :
Việc lấy
nét được thực hiện bằng cách ấn nút * phía sau máy ảnh thay vì ấn nửa cò bấm
máy.
Chức năng
này cho phép lấy nét độc lập với đo sáng. Đo sáng sẽ được thực hiện vào lúc bạn
ấn cò bấm máy.
Chức năng
này cũng làm giảm nguy cơ cướp cò khi chụp ảnh.
Máy ảnh
sẽ lấy nét được hiệu quả hơn.
2. C.Fn 17 : Chức năng này cho phép mở rộng vùng
hoạt động của hệ thống lấy nét.
0 – mặc
định – chỉ có điểm tự động lấy nét được chọn là được kích hoạt.
1 – Mở
rộng vùng bán kính lên nét một nấc xung quanh điểm tự động lấy nét được chọn
bằng tay. Bạn có thể kích hoạt tới 7 cảm biến lấy nét xung quanh điểm lấy nét
bằng tay. Điều này rất hữu ích khi chụp ảnh các chủ đề ít tương phản.
2 – Mở
rộng điểm lấy nét lên tới 13 điểm xung quanh điểm lấy nét bằng tay.
Cài đặt mặc định (0) sẽ giúp cho máy ảnh lấy nét
nhanh nhất, nhưng cài đặt 1 và 2 sẽ giúp cho máy ảnh lấy nét được các chủ đề
nhỏ bé và có độ tương phản thấp.
KẾT LUẬN.
Như vậy AI Servo là một công cụ rất tiện lợi cho
các nhà nhiếp ảnh cần chụp ảnh các chủ đề di động nhanh. Qua bài viết này,
chúng tôi hy vọng các bạn đọc có thêm được một tài liệu để làm chủ chiếc máy
ảnh của mình. Chúc các bạn thành công.
Lấy nét tự động thông minh AiAF (Auto AiAF) Artificial
Intelligent AutoFocus)
Auto focus
Máy ảnh
số loại phổ thông dành cho những người mới bắt đầu làm quen với máy ảnh số,
thích đơn giản, gọn nhẹ, chỉ cần ngắm và chụp (Point and shoot)... Loại máy này
có nhiều thông số kỹ thuật nhưng đừng quá quan tâm đến các thông số khác vì bạn
hầu như chẳng bao giờ dùng đến chúng, bạn nên chú ý các thông số tối
thiểu nên có sau đây:
Kiểu dáng
Tùy
theo sở thích mà chọn loại có kích thước nhỏ, nhẹ, có thể cầm trong lòng bàn
tay, bỏ vừa trong túi áo hay loại lớn trông giống các máy phim. Tuy nhiên dù
chọn loại nào thì các nút phải được bố trí thuận tiện, dễ bấm và nhẹ.
Độ phân giải (Resolution)
Máy
ảnh số loại phổ thông hiện nay đều có độ phân giải khá cao, thường trên 10MP
(Megapixel). Tuy để in ảnh 10x15cm chỉ cần máy ảnh có độ phân giải 2.1 MP là
đủ, nhưng nếu chọn độ phân giải lớn sẽ cho ra những tấm ảnh lớn và rõ nét
hơn.
Cảm biến ảnh (Sensor)
Có
2 loại cảm biến ảnh là CCD và CMOS. Trước đây CCD luôn được chọn vì có chất
lượng cao mặc dù đắt tiền, còn CMOS tuy rẻ hơn nhưng do ảnh chụp bị nhiễu hạt
(noise) nên ít được chọn. Hiện nay với công nghệ tiên tiến CMOS đang làm cho
người dùng có cái nhìn khác hơn về nó, bằng chứng là đã có nhiều máy ảnh số cao
cấp sử dụng loại cảm biến CMOS này.
Đối
với máy ảnh số loại phổ thông thì bạn cũng không cần quá quan tâm đến điều này
vì chất lượng ảnh của dòng máy ảnh này cũng hạn chế.
Ống kính (Lens)
Ống
kính liền với thân máy, có Zoom quang học (Optical) ít nhất là 3x. Zoom quang
học cho phép phóng to ảnh muốn chụp (thu gần khoảng cách chụp) mà không làm mất
đi chất lượng của ảnh.
Bạn
cần lưu ý đến độ Zoom quang học chứ đừng quan tâm đến thông số
"Zoom kĩ thuật số" (Digital Zoom) bởi vì Zoom kỹ thuật số chỉ là dùng
công nghệ phần mềm, không khác gì khi sử dụng phần mềm xử lý ảnh.
Một
số máy được trang bị ống kính góc rộng (Wide-Angle Lens) đây là ống kính
có tiêu cự nhỏ nhất thấp hơn 35mm. Máy ảnh được trang bị ống kính này sẽ cho
phép người chụp đứng gần mà vẫn lấy được hết cảnh chụp.
Ngoài
ra bạn cũng cần lưu ý đến các tính năng khác của ống kính như: VR -
Vibration Reduction (Giảm độ rung), IS - Image Stabalization (Ổn định ảnh),
SteadyShot (Chống nhòe), Mega O.I.S - Mega Optical Image Stabalizer (chống rung
quang học): Đây là những chức năng chống rung giúp giảm độ nhòe của ảnh chụp
khi rung tay hoặc Zoom xa mà không có chân chống.
Lấy nét (Focus)
Máy
ảnh số loại phổ thông thường chỉ có chế độ lấy nét tự động (Auto, AF). Bạn
nên chọn loại nào có chức năng lấy nét thông minh (AiAF - Artificial
Intelligent AutoFocus), tự nhận diện khuôn mặt (Face detection), lấy nét
đa điểm,... để có thể đáp ứng được nhu cầu chụp đa dạng của mình.
Bạn
hãy lưu ý là một số máy ảnh được trang bị đèn hỗ trợ lấy nét (AF assist
lamp) để giúp chụp trong điều kiện thiếu sáng. Chế độ lấy nét tự động luôn
gặp khó khăn khi chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, trời tối, trong trường
hợp này đèn sẽ phát ra ánh sáng hướng về phía đối tượng được chụp để giúp máy
ảnh lấy nét.
Kỹ thuật đo sáng (Exposure)
Máy
ảnh số loại phổ thông thường chỉ có chế độ đo sáng tự động (Auto) và một số chế
độ định sẵn như chụp ban ngày, ban đêm, trong nhà,... Một số loại còn cho phép
tăng giảm (bù trừ) độ phơi sáng.
Chế độ chụp (Shutter Mode)
Chế
độ chụp tự động (Auto), chương trình lập sẵn (P) và các kiểu chụp định sẵn
(Mode) như trong nhà, ngoài trời, ban đêm, chân dung... các chế độ này giúp bạn
có được những tấm ảnh ưng ý trong các điều kiện chụp khác nhau.
Một
số mày ảnh được trang bị tính năng iAuto, đây là chế độ "chụp ảnh tự
động thông minh" với chức năng này người dùng sẽ không còn bận tâm về các
thông số chụp nữa, máy sẽ tự động nhận biết để thiết lập các thông số theo điều
kiện môi trường, ánh sáng, khoảng cách...
Ngoài
chức năng chụp ảnh, máy ảnh số loại này còn cho phép quay phim.
Đèn Flash
Máy
ảnh số đều được trang bị đèn Flash giúp chụp trong điều kiện thiếu sáng, chụp
ban đêm, trong nhà,... đèn flash này chỉ đủ sáng trong phạm vi từ 3 đến 4 mét.
Màn hình (LCD Monitor)
Máy
ảnh số được trang bị nàn hình tinh thể lỏng để giúp người sử dụng có thể dễ
dàng quan sát khung ảnh trước và sau khi chụp, màn hình này có kích thước ít
nhất 1.8", các máy hiện nay đều có kích thước màn hình trên 2.5". Một
số loại còn được trang bị màn hình cảm ứng chạm tay.
Ngoài
ra bạn cũng dễ dàng nhìn thấy các thiết lập thông số, chế độ chụp,... được hiển
thị trên màn hình.
Thẻ nhớ (Memory card)
Máy
ảnh số lưu trữ ảnh trong các thẻ nhớ, tùy theo máy ảnh mà chúng sử dụng các
loại thẻ nhớ khác nhau. Một số máy có thể hỗ trợ nhiều loại thẻ nhớ.
Kết nối (Connection)
Hầu
hết máy ảnh số đều cho phép kết nối với máy vi tính thông qua cổng USB. Một số
khác còn cho phép kết nối với màn hình Tivi để xem ảnh hoặc phim được quay từ
máy ảnh số.
Pin (Battery)
Nên
chọn loại sử dụng Pin sạc (Li-ion) và bộ sạc kèm theo máy, loại Pin này có thời
gian sạc nhanh. Một số máy sử dụng 2 Pin tiểu (AA) rất mau hết Pin, đối với các
máy này thì nên sử dụng Pin sạc (NiMH) có công suất trên 2000mAh.
Phụ kiện kèm theo
Máy
ảnh số đầy đủ nguyên hộp thì ngoài máy ảnh ra thường có các phụ kiện kèm theo
như: Pin và bộ sạc Pin (nếu sử dụng pin sạc), đây cáp kết nối với máy vi tính,
dĩa CD/DVD cài đặt chương trình điều khiển và ứng dụng xử lý ảnh, sách hướng
dẫn sử dụng. Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý đến các quà tặng khuyến mãi kèm theo
như thẻ nhớ, bao đựng máy,...
Tóm
lại, loại máy phổ thông này có thể còn có nhiều chức năng khác nữa, nhưng việc
này chỉ làm tăng thêm giá thành của máy ảnh số mà thôi. Sử dụng các chức năng
tự động đã là quá đủ, thực tế cho thấy những người sử dụng loại máy này chỉ
ngắm và chụp.
Nếu như đến một lúc nào đó bạn cảm thấy các chức năng của loại máy
ảnh số phổ thông này không đáp ứng được nhu cầu của bạn thì đó là lúc bạn nghĩ
tới một loại máy cao cấp hơn, đó là máy ảnh số loại bán chuyện nghiệp hoặc chuyên nghiệp.