Share2 Ủy quyền:
Bài tập 1: Kiểm tra lại to do list tuần
trước đã có kiểm tra tính cụ thể và tính khả thi của kế hoạch, check lại xem
list có giá trị thực thi hay ko hay chỉ là hình thức, bao nhiêu phần trăm đạt
được, bao nhiêu phần trăm chưa đạt được.
Share ủy quyền – làm việc độc lập và
làm việc hợp tác:
1.
Xác
định rõ ràng việc nào ủy quyền, việc nào giữ lại:
Cần
xác định rõ những việc bạn phải tự mình làm và những việc có thể ủy quyền hay hợp
tác.
todo:
lập danh sách công việc tự mình làm và công việc ủy quyền
2.
Lập
kế hoạch
Cần
có mục tiêu cuối rõ ràng, các bước thực hiện cụ thể và truyền đạt hiệu quả đến
tất cả những người làm việc cùng bạn.
todo:
Xác định mục tiêu cuối, danh sách các bước, đưa cho tất cả mọi người
3.
Tuyển
đúng người
Người
mà bạn chọn lựa hay hợp tác phải có đúng
kỹ năng yêu cầu cần có / có sẵn sàng hợp tác với bạn không, có nhiệt tình và
tinh thần trách nhiệm.
4.
Ấn
định kết quả và trách nhiệm công việc
todo:
Có danh sách công việc và mục tiêu và phải truyền đạt hiệu quả.
5.
Kiểm
tra thường xuyên
Kiểm
tra thường xuyên đánh giá công việc và điều chỉnh phương pháp.
todo: lập kế
hoạch kiểm tra và phương pháp tác động điều chỉnh đạt mục tiêu và hiệu quả. Dự
phòng và xử lý các hoàn cảnh.
Bài tập 2: Áp dụng vào plan hiện tại bạn
đang có và sắp xếp lại công việc xem việc nào bạn có thể làm hợp tác, ủy quyền,
việc nào bạn tự mình làm.
Xác định mục tiêu và thời gian kiểm
tra.
Kế hoạch tuần có nằm trong kế hoạch
tháng, kế hoạch năm của bạn không, Hòn đá và cục gạch của bạn là gì ?(đánh giá
vào tuần sau và nối tiếp bằng quản lý thời gian)
Share nhỏ:
1. Lựa chọn hoặc tìm phương pháp tối ưu đạt được
hai mục tiêu cùng một lúc.
2. Có Áp lực thì không có Sợ, và đã có
Sợ thì không có Áp lực.
(continue...: quản lý thời gian đối với
sinh viên năng động)
ĐƯỜNG TUY GẦN CHẲNG ĐI CHẲNG ĐẾN-VIỆC TUY NHỎ CHẲNG LÀM CHẲNG NÊN!
FOBIC=Rèn luyện Hoàn thiện Cống hiến
Tham khảo:
2. Lập kế hoạch : Xem xét kĩ bạn cần phải đạt được gì và bạn muốn công việc đó được hoàn thành như thế nào. Để ủy quyền được hiệu quả, bạn phải nói với họ chính xác điều bạn muốn họ phải làm. Và có thể "không ai tốt hơn bạn" bởi vì không ai có thể hiểu một cách cặn kẽ điều bạn muốn.
3. Tuyển dụng đúng người.
4. Ấn định kết quả và trách nhiệm công việc:
giới thiệu bởi
emoStyle
thuộc Emotino team. (http://www.emotino.com/bai-viet/16107/lam-sao-de-uy-quyen-hieu-qua)
Tham khảo:
Làm sao để ủy quyền hiệu quả
Đối với những doanh nhân ghét phải nhường lại quyền kiểm soát, năm bí quyết sau sẽ giúp bạn dịu lại và học cách để người khác giúp đỡ mình.
"Xin lỗi. Xin lỗi. Tôi nghe cả rồi."
"Tự tôi làm sẽ nhanh hơn".
"Tôi sợ là mình sẽ quên dặn dò điều gì đó quan trọng".
"Không ai làm nó tốt hơn tôi đâu".
"Tôi không biết nên ủy quyền cái gì".
"Tôi không thể thuê người được".
"Tôi quá quan trọng trong công việc của người khác".
"Nếu tôi không điều khiển, mọi thứ sẽ bắt đầu rơi vào khủng hoảng".
Nghe
quen quá phải không? Bạn nên biết rằng để xây dựng doanh nghiệp của
chính mình, bạn cần phải xây dựng đội ngũ trước đã. Cũng giống như những
chủ doanh nghiệp nhỏ khác, có cái gì đó bên trong chúng ta chống lại
việc nhờ vả. Nó cũng tựa như bạn nghĩ rằng bạn có thể làm tất cả mọi thứ
một mình vậy. Nhưng trong thực tế, bạn lại không thể làm tất cả mọi
việc đồng thời tập trung vào thế mạnh của mình nếu như bạn phải dàn trải
quá nhiều thứ.
Ủy
quyền liên quan đến việc chia sẻ quyền lực, và đối với đa số các doanh
nhân đó là một khái niệm đáng sợ vì bạn không biết điều gì sẽ xảy ra một
khi bạn từ bỏ quyền kiểm soát. Nhưng có một tin tốt lành rằng "Ủy quyền không đến mức đáng sợ như thế, bạn có nhiều kiểm soát hơn là bạn nghĩ".
Bởi vì khi bạn xác định được một cách rõ ràng việc cần làm và kết quả
nên có, thì rất khó cho một nhân viên có năng lực không thành công. Chìa
khóa để nắm được ủy quyền là đưa ra công việc cụ thể, xác định xem nó
nên làm như thế nào và kết quả cuối cùng ra sao trước khi bạn giao nó
cho ai đó.
Bây
giờ là 5 bước , mỗi bước với những hành động cụ thể bạn nên làm để tự
mình có thể đi trên con đường ủy quyền một cách hiệu quả nhất.
1. Xác định điều gì nên ủy quyền và điều gì nên giữ lại :
Trước tiên hãy xem xét thế mạnh của bạn. Điều gì bạn trực tiếp cống
hiến đã giúp cho doanh nghiệp thành công đến vậy? Và đó là những thứ mà
bạn nên tiếp tục. Những nhiệm vụ khác nằm ngoài chuyên môn của bạn hay
những cái có thể dễ dàng thực hiện bởi người khác là những thứ đầu tiên
cần ủy quyền.
Một
khách hàng của tôi - làm trong ngành bảo hiểm, phát hiện rằng cô ấy đã
tiêu tốn quá nhiều thời gian trong việc kiểm tra các khách hàng. Mặc dù
cô ấy muốn liên hệ với tất cả các khách hàng một cách thường xuyên,
nhưng cô ấy không muốn mất quá nhiều thời gian với những khách hàng
không cần chú ý lắm.
Vì
thế cô ấy quyết định ủy quyền những cuộc gọi của khách hàng cho một thư
ký. Bây giờ thư ký của cô ấy sẽ thực hiện những cuộc gọi căn bản. Nếu
khách hàng có những câu hỏi hay cần thêm thông tin, cô ấy sẽ thêm tên
của họ vào danh sách cần theo dõi, và khi cần cô ấy chỉ gọi đến những
người trong danh sách mà thôi. Và bây giờ cô ấy chỉ nói chuyện với những
khách hàng thật sự cần cô ấy, trong khi tất cả mọi khách hàng đều hài
lòng vì họ có một mối liên lạc thường xuyên.
Điều bạn nên làm :
Lập ra một danh sách những thứ bạn làm hàng ngày, hàng tháng hoặc hàng
năm. Sau đó đọc kĩ lại và xác định xem điều căn bản gì bạn cần tiếp tục
làm và điều gì bạn có thể ủy quyền.
2. Lập kế hoạch : Xem xét kĩ bạn cần phải đạt được gì và bạn muốn công việc đó được hoàn thành như thế nào. Để ủy quyền được hiệu quả, bạn phải nói với họ chính xác điều bạn muốn họ phải làm. Và có thể "không ai tốt hơn bạn" bởi vì không ai có thể hiểu một cách cặn kẽ điều bạn muốn.
Vì thế hãy lập kế hoạch những gì cần đạt được và nói rõ bạn muốn nó được thực hiện như thế nào.
Điều bạn nên làm :
Hãy bắt đầu quá trình xác định mục tiêu cuối cùng cần đạt được và xây
dựng những bước đi cụ thể để đến đó. Một khi bạn thuê ai đó để làm việc
này, hãy đưa cho họ bản danh sách các bước, cùng với những tài liệu đính
kèm thích hợp.
3. Tuyển dụng đúng người.
Mấu
chốt của việc tìm được người phù hợp với công việc là xác định được
những kỹ năng cần thiết mà vị trí đó yêu cầu. Điều bạn thực sự muốn
người đó làm là gì? Liệu họ sẽ chịu trách nhiệm về mặt quản lý? Hay là
họ sẽ tập trung làm ở bộ phận marketing và bán hàng? Hay bạn muốn tìm
một chuyên gia phân tích? Một khi bạn nhận ra những kĩ năng bạn cần có,
hãy tìm một người có chính xác kỹ năng đó.Đừng tuyển dụng một người chỉ
để có mặt cho công việc mà thôi.
Điều bạn nên làm :
Nhìn vào những việc sẽ được thực hiện, và quyết định những kỹ năng cần
có. Khi phỏng vấn những ứng viên, hãy hỏi những câu hỏi mở để bạn có thể
khám phá được liệu người ứng viên có những kỹ năng bạn tìm kiếm hay
không. Nhớ là hãy hỏi ý kiến những bạn quen biết và tin tưởng để chọn ra
người ứng viên tiềm năng nhất.
4. Ấn định kết quả và trách nhiệm công việc:
Một
trong những bước quan trọng nhất đối với việc ủy quyền thành công là
lên kế hoạch để xác định được những kết quả nhận được là gì. Điều này sẽ
giúp bạn có được bức tranh toàn cảnh những gì bạn nên thực hiện để nhận
được những kết quả bạn mong muốn. Nhớ rằng, những kì vọng này phải hợp
lí, rõ ràng và có thể kiểm định được. Ví dụ như là, bạn nên yêu cầu mọi
người "hoàn thành ít nhất ba mươi cuộc gọi chào hàng mỗi tuần" thay vì chỉ nói là "hoàn thành việc chào hàng".
Trách
nhiệm công việc- bạn phải đối mặt với những hậu quả nếu như những điều
bạn muốn không thực hiện được. Bởi vì nếu những giới hạn,những mục tiêu
không đạt được sẽ khiến cho chính bạn và doanh nghiệp của mình gánh lấy
hậu quả.
Điều bạn nên làm: Thiết
lập một cách chi tiết những mục tiêu, giới hạn và kết quả sẽ phải được
hoàn thành bởi người mà bạn ủy quyền làm việc. Truyền đạt một cách hiệu
quả những điều đó và nghĩ đến những rủi ro có thể xảy ra nếu công việc
không được hoàn thành như mong đợi.
5. Kiểm tra thường xuyên:
"Lập kế hoạch rồi để người được ủy quyền muốn tùy ý làm sao thì làm". Nhiều người thường rơi vào trường hợp này khi ủy quyền công việc cho người khác. "Tôi không muốn làm vỡ bong bóng của bạn",
nhưng con người vẫn là con người. Họ vẫn mắc sai lầm, họ sẽ vô tình để
lỡ mất những việc gì đó có thể dẫn đến làm hỏng công việc.
Thay
vì để nhân viên đó làm việc một mình sau khi giao việc cho họ, hãy lập
thời khóa biểu cụ thể để kiểm tra cùng họ xem họ đã làm việc như thế
nào. Có thể là một thời gian nhất định, như là 2 giờ ngày thứ ba, bạn sẽ
bỏ ra khoảng 15 phút để xem lại những việc cần giải quyết, những cột
mốc cần hoàn thành và trả lời những câu hỏi của nhân viên. Hoặc bạn có
thể chọn một điểm thời gian cụ thể trong khoảng thời gian thực hiện kế
hoạch để kiểm tra tiến trình công việc. Ví dụ như,bạn có thể nói: "Sau khi anh hoàn thành 50 cuộc gọi chào hàng, hãy đến gặp tôi để cùng bàn luận về những ý kiến phản hồi của khách hàng".
Kiểm
tra cùng với nhân viên của bạn giúp bạn nắm được mấu chốt vấn đề, sửa
chửa kịp thời những rắc rối xảy ra, đồng thời rèn luyện và đào tạo cho
những nhân viên làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó cũng nên dành thời gian
hợp lí cụ thể để quan tâm đến những vấn đề khác có thể nảy sinh tiếp
theo.
Điều bạn nên làm : Thiết
lập một thời gian biểu để kiếm tra cho chính bạn và cho nhân viên và
bảo đảm rằng bạn sẽ hoàn thành được những gì bạn lên kế hoạch.
emoStyle
thuộc Emotino team. (http://www.emotino.com/bai-viet/16107/lam-sao-de-uy-quyen-hieu-qua)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét