Tìm hiểu về kỹ năng Lãnh đạo- What? Who?
Note:
Time: 20-30 phút.
Bài tập 1: Các tính chất nhà lãnh đạo cần có?
Bài tập 2: Danh sách công việc của bạn trong tuần này, đâu là 3 việc quan trọng nhất?
Begin
1. Bài tập 1.
2. =>Các tính chất cần có:
- 4T: Tình cảm, Tính cách, Tinh tường, Tỉnh táo.
- Luôn học hỏi
- Tầm nhìn
-Tư duy giải quyết vấn đề: 5W: What, Why, When, Where, Who.
=> Luôn học hỏi các kỹ năng và tiên quyết là quản trị bản thân; Hình thành phong cách lãnh đạo với Tính cách; Lắng nghe thấu hiểu và quan hệ tốt với Tình cảm; tầm ảnh hưởng, sức thuyết phục và cách ra quyết định quyết đoán đúng lúc đúng chỗ với chữ Tỉnh; Hiểu và nắm vững những kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng lãnh đạo trong chữ Tinh.
- Những vấn đề tìm hiểu:
.Có những phong cách lãnh đạo nào? Kỷ luật hay tình cảm hay cả hai.
.Lãnh đạo bản thân ra sao và phong cách của mình là gì? Tôi là con người làm việc tốt độc lập hay tập thể, tôi làm việc hiệu quả với cách quản lý bản thân ra sao. Cần sắp xếp công việc ưu tiên ntn, Rõ ràng mục tiêu ra sao, Phương châm hành động là gì.
.Cần học hỏi những gì trong việc hình thành kỹ năng lãnh đạo.
3. Bài tập 2
- KL: mức độ cụ thể và rõ ràng của mục tiêu và công việc ra sao, Ưu tiên công việc như thế nào. Tầm nhìn mục đích lớn, Gắn kết các kế hoạch tuần, tháng, năm, nhiều năm ra sao.
Tham khảo:
1. Lãnh đạo
- 1. Xác định và sử dụng phong cách lãnh đạo duy nhất của bạn
- 2. Là một người cố vấn và huấn luyện viên
- 3. Xây dựng và duy trì một đội ngũ hiệu quả
- 4. Quản lý tránh sai lầm các nhà quản lý đi trước
- 5. Có được một sự hiểu biết của các vòng lặp thông tin và tránh chướng ngại vật để giap tiếp hiệu quả
- 6. Phát triển năng lực điểm mạnh cá nhân
- 7. Tiến hành đánh giá hiệu quả và cung cấp thông tin phản hồi hiệu quả
- 8. Quản lý và thích ứng thay đổi
2 Bảy tố chất lãnh đạo của thế kỷ 21.
Tố chất lãnh đạo hình thành từ chính những trải nghiệm cuộc sống
Câu chuyện về cuộc sống của các nhà lãnh đạo được tin cậy cho thấy họ
chịu các tác động tích cực từ gia đình, thầy cô, bạn bè và từ cả các
nhà tư vấn. Rất nhiều nhà lãnh đạo cho rằng động cơ thúc đẩy họ chủ yếu
bắt nguồn từ những trải nghiệm khó khăn trong cuộc sống riêng của họ.
Đó có thể là các tác động tiêu cực của việc bị sa thải, bệnh tật, ốm
đau, sự tổn thương do mất một người bạn thân hay người thân trong gia
đình, bị xa lánh hoặc bị phân biệt đối xử. Thay vì cam chịu những khó
khăn này, các nhà lãnh đạo được tin cậy sử dụng các “cú sốc” này để thấy
được cuộc sống có ý nghĩa hơn. Họ định hình lại những sự kiện này và
khám phá ra niềm say mê lãnh đạo trong bản thân.
“Mỗi người trong chúng ta đều có sẵn tố chất, niềm đam mê và tiềm
năng lãnh đạo, hoặc là trong lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực công quyền
hoặc với vai trò các tình nguyện viên hoạt động phi lợi nhuận. Thách
thức ở đây là làm thế nào để hiểu và nắm bắt được các “tố chất” này và
sử dụng vào thời điểm nào, không gian nào thích hợp để phục vụ mục đích
của mình và phục vụ các đối tượng khác”.
Ann Fudge - Chủ tịch kiêm CEO của Young & Rubicam
Các lãnh đạo nhận thấy sức mạnh của mình thông qua trải nghiệm cuộc
sống và các sự kiện mang tính chất “đột phá”. Những trải nghiệm như vậy
giúp họ hiểu được mục đích sâu xa của tố chất và năng lực lãnh đạo của
mình.
Tự nhận thức và hiểu chính bản thân mình
Tham vấn câu trả lời của 75 thành viên trong Hội đồng tư vấn của
trường kinh doanh Stanford Graduate về năng lực quan trọng nhất đối với
nhà lãnh đạo, tất cả các câu trả lời đều là: Tự nhận thức và hiểu chính
bản thân mình.
Tuy nhiên, rất nhiều nhà lãnh đạo, đặc biệt là những người mới bước
chân vào con đường sự nghiệp, thường cố gắng định vị mình trong xã hội
và chỉ bỏ ra một ít thời gian để khám phá chính bản thân mình. Họ cố
gắng đạt được thành công với những cách thức hữu hình, rõ ràng được xã
hội nhìn nhận như tiền bạc, địa vị, danh vọng, quyền lực và thậm chí cả
giá cổ phiếu tăng lên.
Thông thường thành công này chỉ mang tính tạm thời. Khi nhiều tuổi,
họ có thể sẽ nhận ra mình đã bỏ lỡ rất nhiều điều trong cuộc sống và
nhận thấy rằng dường như mình không thể trở thành một hình mẫu mà mình
mong muốn. Hiểu và nhận thức đúng đắn được bản thân mình trước hết cần
phải dũng cảm và thành thật.
Luôn luôn khẳng định các giá trị và nguyên tắc của bạn
Các giá trị định hình nền tảng cho tố chất lãnh đạo được tin cậy bắt
nguồn từ chính niềm tin và sự nhận thức của bạn, tuy nhiên bạn sẽ không
biết được các giá trị này là gì cho đến khi nào các giá trị này được bộc
lộ qua các trải nghiệm sống. Khi sự thành công của bạn, nghề nghiệp của
bạn và thậm chí cuộc sống của bạn đang ở trong trạng thái cân bằng, bạn
sẽ hiểu được đâu là điều quan trọng nhất, điều gì bạn cần hy sinh, và
điều gì bạn sẵn sàng đánh đổi.
John Donahoe, Chủ tịch của eBay Marketplaces, nguyên Giám đốc điều
hành toàn cầu của Bain đã nhấn mạnh: Là chính mình nghĩa là duy trì cái
tôi của bạn không cần biết bạn đang ở đâu. Ông lưu ý "Thế giới có thể
định hình bạn nếu bạn muốn. Để có thể định hình được bản thân trong cuộc
sống, bạn phải đưa ra các lựa chọn tỉnh táo. Đôi khi các lựa chọn này
rất khó khăn và bạn có thể phạm nhiều sai lầm"
Các nguyên tắc lãnh đạo chính là các giá trị được chuyển hóa thành
hành động. Xây dựng được nền tảng các giá trị và đã kiểm nghiệm qua thực
tiễn cho phép bạn phát triển các nguyên tắc này trong lãnh đạo.
Ví dụ, giá trị kiểu như “quan tâm đến mọi người” có thể chuyển hóa
thành hành động trong nguyên tắc lãnh đạo là “tạo ra môi trường làm
việc, tại đó mọi người được tôn trọng vì những đóng góp của họ, tạo ra
các điều kiện đảm bảo cho công việc của họ và cho phép phát huy các tiềm
năng của họ”.
Cân bằng các động cơ bên trong và bên ngoài của bạn
Bởi vì các nhà lãnh đạo được tin cậy cần mức độ ổn định cao trong các
hành động của mình và họ luôn tìm cách giữ cân bằng trong cuộc sống, do
vậy rất quan trọng để hiểu được động cơ nào sẽ thúc đẩy họ. Có hai loại
động cơ thúc đẩy hành động – động cơ bên ngoài và động cơ bên trong.
Các động cơ bên trong bắt nguồn từ nhận thức của họ về ý nghĩa của
cuộc sống. Họ gắn kết rất chặt chẽ những trải nghiệm về cuộc sống của
mình với cách thức định hình những trải nghiệm đó.
Tạo sự cân bằng trong cuộc sống là một điều hết sức quan trọng. Tham
gia giúp đỡ người khác cùng phát triển, tham gia vào các hoạt động xã
hội và tạo sự khác biệt trong xã hội là các ví dụ điển hình. Vấn đề mấu
chốt ở đây là tìm ra một sự cân bằng giữa động cơ bên ngoài, ở đây có
thể xem là các ước muốn và nỗ lực của bạn để có được sự ghi nhận của xã
hội và các động cơ bên trong, chính là "chất xúc tác" cung cấp đầy đủ
năng lượng cho hoạt động và công việc của bạn. Rất nhiều người được
phỏng vấn cho rằng các nhà lãnh đạo mới nổi nên bước những bước cẩn
trọng để theo kịp xã hội, đồng nghiệp và các kỳ vọng của gia đình.
Các động cơ bên trong thường phù hợp với các giá trị của bạn và
thường dễ thực hiện hơn các động cơ bên ngoài. Ann Moore, CEO và chủ
tịch của Time cho biết: "Tôi đến với Time từ 25 năm trước vì tôi yêu
nghề báo". Moore có rất nhiều lời mời làm việc sau khi tốt nghiệp, nhưng
cô chọn công việc với đồng lương không cao trong tạp chí Time bởi vì
niềm đam mê làm báo của cô.
Xây dựng đội ngũ luôn hỗ trợ bạn
Các nhà lãnh đạo không thể nào thành công nếu chỉ có một mình, dù có
là một người rất tự tin và tài năng bạn vẫn cần phải có người hỗ trợ và
tư vấn. Không có các mối quan hệ vững chắc và những người trợ giúp, hỗ
trợ tin cậy trong việc hoạch định tương lai, bạn sẽ rất dễ mất phương
hướng.
Các nhà lãnh đạo được tin cậy luôn xây dựng quanh mình một đội ngũ
trợ giúp hiệu quả và tài năng để giúp họ trên con đường tiến tới thành
công. Đội ngũ này sẽ tư vấn cho họ trong các thời điểm bất ổn, trợ giúp
họ trong các thời điểm khó khăn và chúc mừng họ khi thành công.
Các nhà lãnh đạo được tin cậy nhận ra rằng đội ngũ trợ giúp và hỗ trợ
của mình sẽ tạo thêm cho mình sự quyết tâm, đưa ra cho mình những lời
khuyên bổ ích, và các điều chỉnh khi cần thiết. Bạn sẽ làm thế nào để
xây dựng đội ngũ trợ giúp cho mình? Hầu hết những người lãnh đạo được
tin cậy đều có một nhóm trợ giúp trên nhiều góc độ, hoặc là vợ/ chồng,
bạn bè, cố vấn, người thân và các đồng nghiệp.
Họ xây dựng mạng lưới này theo thời gian khi đã cùng nhau kinh qua
các trải nghiệm, các khó khăn trong cuộc sống và công việc. Các nhà lãnh
đạo cũng cần phải tôn trọng nguyên tắc "có đi có lại" sao cho cùng phát
triển lợi ích chung của hai bên.
Bắt đầu với ít nhất là một người trong cuộc sống của bạn mà với người
đó bạn có thể bộc lộ chính bản thân mình kể cả các thói quen xấu. Thông
thường đó là người duy nhất có thể nói thật với bạn. Hầu hết các nhà
lãnh đạo thường tạo dựng mối quan hệ rất chặt chẽ này với vợ/ chồng, các
thành viên khác trong gia đình, bạn thân hoặc một chuyên gia tư vấn
đáng tin cậy. Khi các nhà lãnh đạo có thể tin tưởng vô điều kiện vào
người trợ giúp, họ sẽ nhận biết được mình là ai.
Rất nhiều nhà lãnh đạo có một chuyên gia tư vấn, có thể làm thay đổi
cuộc sống của họ. Sự tác động qua lại giữa hai bên sẽ giúp cho cả hai
cùng học tập lẫn nhau, khám phá những giá trị chung và chia sẻ những
niềm vui.
Tuy nhiên nếu mọi người chỉ tập trung tìm kiếm một điều gì đó từ
chuyên gia tư vấn, thay vì thể hiện sự quan tâm của mình đến các chuyên
gia tư vấn và cuộc sống của họ, các mối quan hệ sẽ không được lâu dài.
Đây chính là bản chất hai chiều của sự kết nối giúp duy trì các mối quan
hệ.
Hài hoà trong cuộc sống
Hài hoà trong cuộc sống là một trong số những thách thức lớn nhất mà
các nhà lãnh đạo đang phải đối mặt. Để tạo lập một cuộc sống cân bằng,
bạn cần phải cần hợp nhất tất cả các thành tố cấu thành – công việc, gia
đình, cộng đồng và bạn bè – để có thể trở thành cùng một con người
trong các môi trường sống khác nhau.
Hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn như một ngôi nhà với phòng ngủ cho
cuộc sống riêng tư của bạn, phòng học cho những nghiên cứu khoa học của
bạn, một phòng gia đình dành riêng cho các thành viên trong gia đình và
một phòng khách để chia sẻ với bạn bè. Liệu bạn có thể phá bỏ các bức
tường giữa những căn phòng này và vẫn là chính bản thân bạn trong mỗi
phòng khác nhau?
Các nhà lãnh đạo được tin cậy thường có một phong thái tự tin và điềm
tĩnh. Họ không bao giờ thể hiện theo kiểu hôm nay là một người, mai lại
là người khác. Hòa nhập nhưng phải có tính nghiêm túc và kỷ luật, đặc
biệt trong thời kỳ công việc và cuộc sống căng thẳng khi đó rất dễ bị
phản ứng ngược và quay lại với các thói quen không tốt.
Lãnh đạo là một công việc cực kỳ căng thẳng và dường như không có
cách nào khác để tránh không bị căng thẳng khi mà bạn phải chịu trách
nhiệm với rất nhiều người, chịu trách nhiệm trước tổ chức, kết quả và
quản lý cả những điều bất ổn trong môi trường.
Địa vị và chức vụ của bạn càng cao, có thể bạn càng có nhiều tự do để
kiểm soát chính công việc của mình tuy nhiên bạn có thể kiểm soát nó ra
sao để duy trì cân bằng trong cuộc sống và công việc.
Các nhà lãnh đạo được tin cậy nhận thức rất rõ được tầm quan trọng
của cân bằng trong cuộc sống. Bên cạnh việc dành thời gian cho gia đình,
bạn bè, họ cũng thường xuyên tập thể thao, tham gia vào các hoạt động
văn hóa tinh thần, tham gia các hoạt động xã hội và quay lại nơi họ đã
lớn lên. Tất cả những điều này là rất quan trọng để tạo ra tính hiệu quả
cho bạn với vai trò là nhà lãnh đạo, cho phép bạn duy trì năng lực lãnh
đạo của mình.
Trao quyền cho cấp dưới
Các nhà lãnh đạo được tin cậy nhận ra rằng tố chất lãnh đạo không chỉ
là thành công của bản thân họ mà còn có sự đóng góp của đội ngũ trung
thành với họ. Họ biết rõ rằng chìa khóa thành công của tổ chức là trao
quyền lãnh đạo cho tất cả các cấp, bao gồm cả những người không liên
quan trực tiếp. Là một lãnh đạo được tin cậy, họ không chỉ khơi dậy niềm
cảm hứng cho những người xung quanh mà còn trao quyền cho các cá nhân
để từng bước tham gia vào con đường lãnh đạo.
Thành công của một nhà lãnh đạo được tin cậy giúp họ thu hút những
nhân tài đến với mình và sắp xếp phân bổ nhân viên cho các mục tiêu cụ
thể. Đối với các nhà lãnh đạo được tin cậy, không một thành tích cá nhân
nào có thể sánh bằng việc dẫn dắt một tập thể cùng đạt được một mục
tiêu giá trị.
Khi cùng nhau vượt qua khó khăn, tất cả nỗi khó chịu bạn phải trải
qua sẽ nhanh chóng tan biến và được thay thế bởi sự hài lòng khi bạn
trao quyền cho các cấp dưới. Đây cũng chính là thách thức và cũng là
nghĩa vụ của một nhà lãnh đạo được tin cậy.
- Tổng hợp từ bài viết “Discovering Your Authentic Leadership” của
GS. Bill George trên tạp chí Harvard Business Review, bài được đăng
trên tạp chí VNR 500 -
Sponsored links:
How to Make Time to Market Yourself: Part 2
Question: How do I make time to market myself?
It's a common question for entrepreneurs: how do I get it all done, by myself?
As an artist, you ask yourself how can I create art, shoot photo
shoots, manage a business, prepare job estimates and invoices, look
after finances, and find time left over to market myself? The simple
answer is you have no choice. In order for your business to survive and
thrive, and for you to have a steady flow of jobs and income, you need
to market yourself.
I’ve learned a thing or two in my years of experience as a senior
marketing executive and freelance marketing consultant and have some
top-level tips to share with you:
- Start with a marketing plan. It doesn’t need to be long, fancy or detailed. Just decide your business goal for the year, the segment you want to go after, what your budget is, and the marketing tactics you want to use. Write it down.
- Schedule your marketing activities. Once you create your plan, decide when you want to send your promotions out. Strategize the necessary tasks to make these timelines happen in your calendar.
- Set aside a regular time each week to work on marketing. Schedule an hour a day or half of one day a week to work on your marketing. Do it the same time every day or week. Stick to it religiously and focus on it. Let phone calls go to voice mail and don't look at your email.
- Network, network, network. Make it a point to go to key industry evening events where people you want to work with are attending. Use your CRM or set up email reminders to reach out to clients you want to keep working with via a personal email, a handwritten note, or a phone call. Spend 10 minutes per week to touch base with these clients, twice a year, in this way. Spend 15 minutes per day networking online using your social media platform of choice. I like LinkedIn as a business platform to keep in touch, ask for introductions, do research on prospects, and participate in groups your target buyers belong to.
- Get outside help if you need it. If you really don’t have the resources or the interest to get your marketing done, your best bet is to enlist the services of an industry consultant or feel free to get in touch with us for some guidance!
How to Position Yourself for an IT Management Role
Project
manager … process manager … development manager. The IT environment
holds plenty of potential for moving beyond the workaday Java or .Net
programmer, and into a new realm of responsibility and reward. With the
right moves, you'll poise yourself for a manager’s role and be in a
better position to grab an opportunity and run with it.
1. Show Them You Deserve ItLead by example – be thorough
and forward thinking in your everyday assignments. Show you understand
the larger picture. Volunteer for non-IT tasks, such as representing
your manager or team in a meeting, or creating a budget spreadsheet or
project timeline for your boss. Offer to run a training session in your
specialty or become a mentor or job-shadow subject for interns. Put your
managerial ambition into action and show the higher-ups you have a
commitment to succeed.
2. Tell Them You Want ItApplying for a posted managerial
position isn’t the only way to climb the corporate ladder. If you have
regular performance reviews, be upfront and let your supervisor know
about your management goals. If your company offers a management
training program, express your eagerness to learn by asking to enroll in
it. If none of these things are available to you, you will have to be a
bit more aggressive and sit down at an appropriate time to discuss your
goals and thoughts. Floating the idea over a one-on-one lunch or coffee
is ideal. You’ll see your manager's reaction without it being in a
formal setting like your review. Once you put the idea out there to your
boss, be ready to be handed one or more management tasks right away
– they might take you up on your offer immediately.
3. Have Your Manager’s BackYou never want to appear as if you’re gunning for your manager’s
job. You can build credibility (and skills) by offering to work
alongside your supervisor doing project research, participating in the
hiring process of new IT staff, or producing documentation that makes
their job easier and makes them look good. Show them you share common
goals for the good of the company and that you can handle this level of
responsibility.
4. Align Your SkillsAs an IT manager you’ll have to
balance the “hard skills” of a developer with the “soft skills” that
help you efficiently run a team. Below are some necessary basics.
- Polished Business Writing: We’re not talking Pulitzer Prize, but every manager should be comfortable composing grammatical, concise text for email, usage reports, proposals, training, development processes, and even blogs. If you’re not confident in your writing ability, a workshop at a local college or an online business-writing course may be all you need.
- Public Speaking: An oft-cited (by Jerry Seinfeld) survey claims that even death comes second to public speaking in terms of what people fear most. While you probably won’t be speaking to large crowds, as a manager you must project confidence in your subject matter and be heard clearly at all times – whether you’re running in-house meetings or hosting WebEx training. The best way to strengthen this skill is by constantly putting yourself in situations where you have to talk and explain your ideas. Ask your supervisor if you can attend meetings, and contribute as much as you can and as articulately as possible.
- Business Data Acumen: As an IT pro, you’re probably comfortable with symbolic systems, so you should be able to transfer those skills to analyzing and summarizing the raw numbers that make up trends in key performance indicators such as ROI and gross margin. An online or classroom-based business course can help you get up to speed quickly.
- Microsoft Office: Even if you spend most of your day in Android SDK, in the world of managerial tasks you’ll need to rock Outlook, Word, Excel and PowerPoint as well. Fortunately these programs are intuitive for even the novice user, but if the idea of creating spreadsheets, diagrams or presentations sounds intimidating, you might consider watching some training webinars or buying a really good “For Dummies” book. Mastering some of the more advanced features in these Office products will save you hours of time when you are under a fast-approaching deadline.
5. Stay on Course!From juggling time to tasks to people,
as a manager you’ll find an intriguing and rewarding set of new
challenges. Once you’ve committed to this career path, stay committed,
focused and educated – your employees will love you for it.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét