Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

7 kỹ năng cần thiết cho sinh viên tương lai

Có hai xu hướng trên thế giới đặt ra các thách thức và cơ hội cho hệ thống giáo dục. Một là thế giới đang dịch chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Hai là thế hệ trên internet gia tăng lớn-một động lực khác biệt.
Tiến sĩ Tony Wagner, giám đốc Harvard's Change Leadership Group, trong phân tích của mình chỉ ra những kỹ năng cơ bản mà sinh viên cần có để đáp ứng được nhu cầu nền kinh tế mới:
- Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề
- Hợp tác trong mạng lưới và dẫn đầu bằng tầm ảnh hưởng
- Sự nhanh nhẹn và khả năng thích ứng
- Sáng kiến và phương châm kinh doanh
- Hiệu quả trong giao tiếp nói và viết
- Truy cập và phân tích thông tin
- Sự tò mò ham học hỏi và trí tưởng tượng
Tiến sĩ Wagner chỉ ra rằng trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, thế hệ Net (Net generation)  một số  quen với sự hài lòng về bản thân, sử dụng trang web để mở rộng tình bạn, điều khiển sự quan tâm, tự định hướng học tập và liên tục kết nối, tạo thêm và tìm kiếm thêm nhiều phương tiện khác trên khắp thế giới ở khắp mọi nơi mà không phát triển được nó trong môi trường sống thực tại, đặc biệt là trong trường học.
Để có thể động viên và giáo dục cho thế hệ này, hệ thống trường học phải được thay đổi và cỉa tạo để chịu trách nhiệm cho sự giáo dục quan trọng của mình. Điều đó có nghĩa là công việc giảng dạy, học tập và đánh giá phải được làm theo những cách mới.
Học sinh phải có tri thức, nhưng chúng ta cần phải định hướng giảng dạy những năng lực cốt lõi. Bài thuyết trình của ông dựa trên cuốn sách : From The Global Achievement Gap: Why Even Our Best Schools Don’t Teach The New Survival Skills Our Children Need—And What We Can Do About It (Basic Books, 2008)
(tạm dịch: tại sao những trường học tốt nhất không dạy học sinh những kỹ năng mà chúng cần?)
Trong bài thuyết trình ông có nói: Chúng tôi không có ý tưởng làm thế nào để dạy hay đánh giá những kỹ năng này. Nó còn khó khăn để xây dựng và đưa vào hệ thống, nhưng những giáo viên giởi có thể thực hiện giáo dục định hướng những kỹ năng này trong tất cả giờ lên lớp.
Phương pháp tiếp cận của bạn để phát triển kỹ năng sinh viên là gì ? Làm thế nào để có thể mở rộng cho tất cả các sinh viên trong nền kinh tế tri thức toàn cầu?

nguồn: http://asiasociety.org/education/resources-schools/professional-learning/seven-skills-students-need-their-future



Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Kỹ năng giao tiếp

Nội quy lớp học: điện thoại chế độ im lặng, trao đổi và đặt câu hỏi, tôn trọng và không chỉ trích.
A. Giao tiếp
Giao tiếp= điều kiện cần: thông tin về kiến thức, người nghe, môi trường giao tiếp,... + điều kiện đủ: phương thức giao tiếp.
B.Nguyên tắc giao tiếp:
1 Tôn trọng
2 Lắng nghe
3 Tôn trọng sự khác biệt
4 WIN - WIN
Giao tiếp đến từ điều nhỏ nhặt:
1. Chào hỏi
2. Cười
3. Ngôn ngữ cử chỉ (quan trọng ở mắt)
C.Phương thức rèn luyện: 
1.Tập
2. Tập
3. Tập
D.Các phương thức giao tiếp khác cần chú ý:
1. Điện thoại: 
Ngắn gọn, đủ ý
Tự giới thiệu
Hỏi có thể nói chuyện được không
Mục đích cuộc gọi rõ ràng
Thời điểm gọi
2. Thư điện tử
Lời chào
Tiêu đề
Tự giới thiệu
Địa chỉ liên lạc cuối thư
Đủ thông tin
E. Tài liệu phát tay
Trích dẫn một tài liệu:
7 nguyên tắc giao tiếp của Abraham Lincoln
Cũng một lần nhờ áp dụng một số nguyên tắc giao tiếp đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả, Abraham Lincoln đã thu được kết quả đáng ngạc nhiên. Từ một người thuộc tầng lớp thấp nhất trong xã hội, ông trở thành một trong những vị tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ. Dưới đây là 7 bí quyết quan trọng nhất trong giao tiếp và lãnh đạo mà Lincoln đã hiểu và nắm bắt được.
Nếu muốn giao tiếp một cách hiệu quả, bạn phải có điều  gì để nói
Giao tiếp chính là chia sẻ. Nhưng bạn không thể chia sẻ những gì bạn không biết. Một nhà văn hay một người diễn thuyết dù có nói hay như thế nào đi nữa nhưng nếu họ không muốn đề cập đến một vấn đề hoặc điều mà họ nói là khong đúng thì sớm hay muộn, họ sẽ bị lật tẩy.
Lincoln đã viết thư cho một luật sư: “Thực ra điều đó rất đơn giản, bạn chỉ cần chăm chỉ và kiên trì. Hãy lấy những cuốn sách, đọc và nghiên cứu chúng kỹ lưỡng… Vấn đề chính ở đây là lao động, lao động và lao động.”
Sử dụng các câu chuyện, phép so sánh và hình ảnh
Nếu bạn muốn trở thành một người diễn thuyết có khả năng thuyết phục thì nói đúng thôi chưa đủ. Khán giả sẽ nhanh chóng quên mất các sự kiện, các con số và các lý lẽ mà bạn đưa ra. Tuy nhiên họ sẽ nhớ những câu chuyện và những ví dụ cũng như hình ảnh và chất thơ trong lời nói của bạn. Đừng nói mà hãy chỉ cho khán giả. Hãy tạo nên một bức tranh và họ sẽ mang nó theo.
Đặt câu hỏi
Khi còn là một luật sư, Lincoln đã nhận thấy sức mạnh của các câu hỏi thể kháng kiện. Những câu hỏi hay có tác dụng rất lớn trong giao tiếp và lãnh đạo. Tuy nhiên, chúng lại thường không được sử dụng triệt để. Bạn có thể dùng câu hỏi để thu thập thông tin hay để dẫn dắt cuộc đối thoại. Thông thường, người đối thoại thậm chí sẽ không biết là bạn đang dẫn câu chuyện. Thông qua các câu hỏi, bạn có thể khiến họ nghĩ tới một chủ đề mà trước đó họ chưa từng nghĩ tới và hướng họ xem xét vấn đề đó theo một góc nhìn khác.
Am hiểu người nghe
Nếu bạn muốn diễn thuyết có hiệu quả, bạn phải tìm hiểu thính giả của mình càng nhiều càng tốt. Hãy xem xét những người bạn đang cố gắng giao tiếp là ai. Một số người muốn nghe tất cả các chi tiết. Một số người khác lại chỉ muốn nghe tóm tắt. Một số người bị dẫn dắt bởi cảm xúc, một số khác lại không tin vào cảm xúc.
Hãy để ý tới khán giả để quyết định họ có sẵn sàng nghe, sẵn sàng làm theo không. Henry Davi Thorea đã từng nói: “Để nói sự thật, bạn phải mất hai lần. Một lần để nói và một lần để lắng nghe”.
Thuyết phục khán giả rằng bạn là người tốt nhất và hiểu rõ những sở thích của họ
Khi bạn nói trước đám đông, bạn sẽ tạo ra tác động lớn nhất nếu bạn nghĩ tới bản thân mình, bạn không nên chỉ diễn thuyết mà hãy nói như là bạn đang nói chuyện với một người bạn về chủ đề mà bạn cho là quan trọng với họ.
Lincoln đã trích dẫn trong các bài nói chuyện của mình: “Một giọt mật ong thu hút nhiều ruồi hơn là một gllon mật đắng”. Ông còn khuyên: “Nếu bạn muốn chiến thắng một người mà khiến họ phục thì đầu tiên hãy thuyết phục anh ta rằng bạn là một người tốt…Ngược lại, cố gắng hướng anh ta đánh giá theo cách của bạn, hoặc ra lệnh cho anh ta hành động, hoặc khiến anh ta nghĩ rằng mình bị bỏ rơi và xa lánh thì anh ta sẽ tự dằn vặt mình, khép mọi cánh cửa tới suy nghĩ và tình cảm của anh ta…”
Cân nhắc các hệ lụy của thông điệp bạn gửi đi
Hãy cân nhắc tác động cảu những thông điệp mà bạn gửi tới khán giả trước khi bạn thực sự gửi nó đi. Nếu bạn định nói điều gì đó khiến ai đó không hài lòng, hãy tự hỏi: “ Một thông điệp đầy sự tức giận sẽ mạng lại điều gì?”, “Nó có phá vỡ mỗi quan hệ đó không?”, hoặc “Điều đó có tạo ra hậu quả gì không?”. Lincoln đã từng viết: “Không một người nào vừa tự đánh giá bản thân mà vẫn có thể tự đấu tranh. Thà tước lấy quyền của một con vật hơn là để cho nó cắn rồi mới trừng phạt”.
Trau dồi khả năng mỗi ngày
Lincoln luôn thể hiện hết mình với những ý tưởng hay nhất và những phương thức giao tiếp tốt nhất của ông. Khi còn là một thanh niên, ông đắm mình vào các cuốn sách như tiểu sử của George Washington, các nhân vật như Cicero, Demonthenes, Franklin, và các vai kịch như Hamlet, Falstaff và Henry V. Sự tự tiến bộ không cần kinh nghiệm cá nhân. Lincoln tự mài giũa các kỹ năng giao tiếp bằng cách trở thành các thành viên của các nhóm văn học và các hội phê bình.
Và Lincoln cũng tìm kiếm sức mạnh của sự chỉ trích. Ông nhận ra rằng một lời chỉ trích đúng khi bạn làm sai còn ích hơn hàng ngàn câu nói tâng bốc bạn. Sự chỉ trích chỉ là phương tiện thông tin.
Hãy làm mọi việc hàng ngày. Dù đó là việc nhỏ nhất nhưng sẽ có ích cho bạn. Đó là cách giúp bạn trở thành người giao tiếp giỏi – hãy tiến từng bước một.



_____________________________________________________
Tài liệu trích dẫn từ buổi chia sẻ: Kỹ năng giao tiếp - Làm thế nào để giao tiếp có thiện cảm?
của chị Nguyễn Hoài Nam K48 CT FOBIC 2006-2007  ngày 20.4.2012

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

3 tháng thanh toán 1 ngoại ngữ


3 tháng thanh toán 1 ngoại ngữ



Một phương pháp học giúp bạn rút ngắn được thời gian.

Ngày nay trên khắp thế giới, hơn 8 triệu người vẫn tiếp tục dùng phương pháp “hiệu quả nhất” để học một hoặc vài ngoại ngữ. Cách học gì mà hiệu quả như vậy...

Khi bạn học một thứ tiếng nào đó bạn có thể chọn một trong hai cách: hoặc là bạn học ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm…liên miên hết tháng này sang tháng khác, hoặc là bạn quay lại cách mà bạn học nói tiếng mẹ đẻ khi còn nhỏ.

Bạn có thể không nhớ, nhưng lúc bé bạn đả bắt đầu nói những âm đầu tiên, những từ đơn giản: bố, mẹ…rồi bạn bắt đầu nói những cụm từ mà có khi bạn chẳng hiểu gì cả. Rồi rất nhanh chóng, bạn đã nói bà hiểu được, rồi làm người khác hiểu được ý mình. Đây chính là cách học tốt nhất để học bất cứ ngoại ngữ nào.

Tại sao chỉ cần có ba tháng...

Là một đứa trẻ, bạn sẽ học nói do “vô tình” thôi. Cậu bé bắt chước bố mẹ mình mà không hề biết tại sao lại làm được như vậy. Với bạn, học ngoại ngữ lại khác. Bạn học có mục đích hẳn hoi. Vì thế, chỉ cần 3 tháng (mỗi ngày dành độ nửa tiếng) là đủ để bạn có thể nói dễ dàng bất cứ ngoại ngữ nào.

Học như thế nào...

Bạn mua một cuốn băng cassette (có kèm sách) cho trình độ ban đầu của ngoại ngữ bạn chọn. Các băng này đều do các chuyên gia ngôn ngữ dọan cả. Bạn bắt đầu nghe đi nghe lại băng này. Chính nhờ sự lặp lại này trên cassette, từ vựng và cách phát âm sẽ chặt vào bộ nhớ của bạn mà khỏi cần lo lắng lắm về “năng khiếu”, hay IQ của mình. Khi bạn nói ngoại ngữ mới này, các câu nói sẽ tự đến với bạn một cách tự nhiên như tiếng mẹ đẻ vậy. Có ba giai đoạn như sau:

1. Nghe: Trước tiên, bạn phải tập cho tai mình quen với những âm thanh của thứ tiếng mới. Nghe nhưng đừng có hiểu gì cả. Bằng cách đơn giản này, bạn sẽ dần nắm được những âm, ngữ điệu và các phản xạ ngôn ngữ - một yếu tố rất quan trọng khi học ngoại ngữ.

2. Đọc: hãy tìm đọc những cuốn sách ngoại ngữ đơn giản, có tranh ảnh minh họa. Vừa đọc text và các bài đàm thoại vừa tra từ mới. Ngữ pháp, động từ, cách diễn đạt, cùng các cấu trúc đặc biệt đều có trong bài đàm thoại cả. bạn sẽ ngấm chúng một cách tự nhiên mà khỏi cần nhọc công.

3. Nói: bạn nghe và lặp lại theo băng những âm, từ, cụm từ, rồi dần dà bạn sẽ diễn đạt hoàn chỉnh. Khi đã được rồi, bạn sẽ cảm thấy thiếu thốn từ vựng. Nhưng theo phương pháp trên bạn sẽ tăng vốn từ nhanh thôi. Tồi bạn sẽ nói được những câu dài hơn và hoàn chỉnh hơn. Hãy đi từ dễ đến khó, chỉ sau 3 tháng bạn sẽ thấy mình nói được ngoại ngữ mới một cách ngon lành.

Chúc bạn thành công.
 
http://kynangsong.xitrum.net/hocduong/295.html